Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2019

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công?

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công?

4 điều rút ra từ bộ phim Tây Du Ký sau đây sẽ cho bạn 1 bài học quý báu trong cuộc sống, công việc kinh doanh đặc biệt là những người đang làm ở vị trí quản lý.


1. Niềm tin tối cao

Cái đầu tiên mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là niềm tin tối cao.
Đường Tăng luôn tiến về phía trước bằng niềm tin cao nhất của mình, dù có hi sinh tính mạng không từ bỏ, nhưng Ngộ Không thì không thể. Anh ta năng lực tốt, nhưng không kiên định vào mục tiêu của mình, nhiều lần đánh trống bỏ dùi. Người không có niềm tin, sẽ khiến người khác không tin theo và mất đi động lực, khi gặp phải khó khăn thì dễ dàng chùn bước, người lãnh đạo một khi khiếp đảm, lùi bước rồi, thì đoàn đội anh ta cũng tan vỡ theo. Với những người không có đủ niềm tin tối cao cũng không được, chỉ trông vào lợi ích cá nhân, biết mình không biết người thì chỉ khiến người khác bỏ mình mà đi.
Giống như Tống Giang trong Thủy hử truyện, là một người không có niềm tin tối cao, cuối cùng bị chiêu an, mà cái lý tưởng cao nhất của ông ta cũng chỉ có vậy, vì thế mà hại chết cả đồng đội của mình.
ảnh bài học cuộc sống,tây du ký

2. 'Vô Dụng' cũng là tài sản quý giá của một người lãnh đạo 

Cái thứ 2 mà Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có chính là 'Vô Dụng'.

Đường Tăng vô dụng như vậy nên ông ta mới thích người có bản lĩnh, mới có thể bao dung những khuyết điểm của người khác (cũng vì như vậy nên phần lớn những chuyên gia kỹ thuật không làm nổi ông chủ), và mới tìm được ba đồ đệ tài ba bảo hộ mình. Nếu như Đường Tăng cũng thần thông quảng đại, thì Tôn Ngộ Không sẽ không tình nguyện theo ông ta rồi. 

Cũng chính vì Đường Tăng vô dụng mà Tôn Ngộ Không mới có đất dụng võ, mới khiến anh ta có thể thể hiện được hết giá trị của mình.Cứ xem Tôn Ngộ Không dù năng lực có mạnh như vậy, nhưng đám đồ tử đồ tôn của anh ta ở Hoa quả sơn, cũng chỉ toàn là lũ vô dụng (thùng cơm), không một ai được việc gì. Vì bản lĩnh của anh ta quá lớn, anh ta mới xem thường khả năng của người khác, vậy là những người có năng lực cũng không thích cùng anh ta. Bản thân là kẻ mạnh, nhưng đoàn đội của anh ta lại trở thành một lũ vô dụng.

Nhiều công ty, xí nghiệp đều có một ông chủ vô cùng giỏi giang, nhưng lại dẫn dắt một đoàn quân vô dụng. Lúc đầu khởi nghiệp, vì sinh tồn, mà bắt buộc phải như vậy để tồn tại, nhưng một khi vấn đề sống còn (sinh tồn) được giải quyết rồi, thì lẽ ra những ông chủ này phải suy nghĩ xem làm thế nào để tạo cơ hội cho những nhân viên tự phát huy khả năng của mình, đồng thời tìm kiếm để bù đắp những công nhân mình còn thiếu, chứ không phải là phàm việc gì cũng tự mình nhúng tay làm (sự tất cung thân), thậm chí ở lĩnh vực chuyên môn không hiểu cũng cứ giả vờ là hiểu.

Như thế một mặt làm mình mệt mỏi đứt hơi, tối mũi tối mắt lo ứng phó, thì tự nhiên còn đâu con đường phát triển. Mặt khác nhân viên của mình cũng bị 'lùn hóa' thành 'công cụ làm việc' (tay chân); sự phát triển của công ty đi đến chỗ nút thắt cổ bình. Nhiều ông chủ cho rằng chỉ dựa nhân viên thì không được, không thể yên tâm, nếu công ty chỉ dựa vào một mình Tôn Ngộ Không, ngộ nhỡ anh ta không tốt, thì biết thế nào. Khà khà, sao không niệm chú cho vòng kim cô thắt chặt vào? Phải xây dựng một chế độ chính sách để ràng buộc người tài – điều này nhất định không được quên.
ảnh bài học cuộc sống,tây du ký

3. Nhân đức Cái thứ ba mà Đường Tăng có, Tôn Ngộ Không không có là 'nhân đức'.

Vì có lòng nhân đức nên Đường Tăng thương hại cả tính mạng của yêu quái, như thế cũng sẽ không biết so đo với thuộc hạ của mình, sẽ không phạt hay trừ tiền công của họ, không ức hiếp họ phải tăng ca, không thực hiện 'tẩy não giáo dục', không lợi dụng họ gánh thay trách nhiệm pháp luật, che chắn bản thân khi gặp nguy hiểm,...

Đường Tăng mặc dù lợi dụng ba đồ đệ bảo hộ mình, nhưng lại tuyệt đối không có ý bóc lột mà lại dẫn dắt họ cùng nhau nỗ lực, cùng nhau trưởng thành, cùng nhau thành công. Sau cùng, ba đồ đệ của Đường Tăng cũng đều đạt được thành tựu .

Đường Tăng không giống như Triệu Khuông Dẫn 'chén rượu tước binh quyền' hoặc là 'chim trời chết, chó săn cũng thịt'. Còn với Tôn Ngộ Không thì ý thức này của anh ta kém xa sư phụ của mình, sau này khi là 'đấu chiến thắng Phật rồi', nhưng bầy quân của anh ta ở Hoa quả sơn cũng vẫn chỉ là bầy khỉ hoang mà thôi.

Ở Nhật Bản có một công ty, họ mời bố của nhân viên đến công ty ngồi tọa đàm với các quản lý. Ông chủ công ty nói với toàn bộ quản lý, khi các vị không biết phải đối đãi thế nào với những nhân viên dưới quyền của mình, thì hãy nghĩ lại ngày hôm nay, những ông bố của nhân viên mình đã gửi gắm con của họ cho các vị, là mong các vị có thể giáo dục họ trưởng thành, dẫn dắt họ đi đến thành công. Các vị phải nghĩ xem bản thân mình đã xứng với sự ủy thác đó chưa?

4. Mối quan hệ

Cái thứ tư Đường Tăng có mà Tôn Ngộ Không không có đó là 'mối quan hệ' (nhân tố quan hệ).

Kiếp trước của Đường Tăng đã là đệ tử của Phật thích ca mâu ni, còn Tôn Ngộ Không chỉ là một con khỉ đá do trời đất sinh ra không mảy may có một mối quan hệ dây dưa nào. Mặc dù anh ta có bái một vị sư phụ, nhưng lại kém cái quan hệ với với các sư huynh đệ đồng môn, sau cùng lại còn bị sư phụ đuổi xuống núi (tống cổ), kết anh em với Ngưu Ma Vương, nhưng sau rồi cũng lại phản, là hàng xóm với Đông Hải Long Vương vậy mà còn cướp đoạt đồ nhà người ta, cùng là đồng sự (đồng nghiệp) với Nhị Lang thần và các quan tướng khác ở thiên đình nhưng chẳng tôn trọng nể mặt người khác (làm mất mặt đồng nghiệp). Cuối cùng lại còn gây đại náo thiên cung, 'đá đít' nhiều người. Cuốn sách 'Ai che lưng cho bạn' cũng đã nói cấm có sai, ở Việt Nam ta nhất quan hệ rồi nhì mới đến tiền tệ có lẽ cũng là cái quy luật này. 
Tóm lại, mối quan hệ xã hội của TNK rất không tốt. Đường Tăng thì không giống như vậy. Ông nhìn thấy thần tiên đều rập đầu bái lạy, cũng không có một kẻ thù nào. Ông không những là đệ tử của Như Lai, lại còn là ngự đệ của vua Đường Lý Thế Dân. Mối quan hệ cao cấp ở cả hai giới người và thần đều có, quan hệ không những tốt mà còn là quan hệ ở cấp cao, quan hệ thông thiên. Người như vậy thì làm ông chủ sẽ thuận buồn xuôi gió. Xã hội là do con người cấu thành, quả đất này nếu không có con người, thì tất cả sự giàu có, tất cả vật chất đều không có ý nghĩa gì hết. Con người là nguồn tài nguyên bản chất nhất thế giới này, là sáng tạo của mọi tài sản. Là một ông chủ, về đối ngoại phải biết tạo dựng những mối quan hệ (nguồn quan hệ), đối nội phải biết sáng tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài).

Tóm lại, Đường Tăng hơn Tôn Ngộ Không những thứ gì ? ĐÓ LÀ NIỀM TIN TỐI CAO, 'SỰ VÔ DỤNG', TRÁI TIM NHÂN ĐỨC và HỆ THỐNG QUAN HỆ XÃ HỘI TỐT.

Vì thế Đường Tăng có thể làm lãnh đạo, có thể lãnh đạo được Tôn Ngộ Không. Dù Tôn Ngộ Không trong mắt chúng ta là một anh hùng, nhưng anh ta lại không thể tự mình làm nên sự nghiệp vĩ đại, anh ta cần thiết phải dựa vào Đường Tăng dẫn dắt mình. Với ý nghĩa này, Đường Tăng mới là một anh hùng, ít nhất cũng là anh hùng mà những ai làm ông chủ thực sự sùng bái.
Nguồn: stardaily

Cạm bẫy, có tên gọi là "Nhàn Hạ"

NHÀN HẠ

Ai cũng muốn nhàn hạ có cuộc sống như ước mơ của mình, Những sự nhàn hạ cần phải hiểu đúng và đúng thời điểm thí sẽ tốt hơn rất nhiều. Bạn muốn đầu óc thanh thơi, công việc nhàn rỗi chỉ muốn làm công việc bàn giấy, không có ước mơ thì bạn nên đọc và những câu chuyện sau này:





Lúc con chuột ở trong hũ gạo toàn là gạo. Con chuột cảm thấy rất nhàn hạ.

Một ngày nào đó đúng vào lúc hũ gạo hết veo chạm đáy, mới phát hiện muốn thoát ra ngoài thì đã lực bất lòng tâm. Có một loại cạm bẫy, tên gọi là Nhàn Hạ.

Đến  huyền thoại Hàn Quốc Kim Woo Chung viết: “Bạn còn trẻ, vì vậy bạn có quyền thất bại sau khi đã cố gắng hết sức mình. Nếu bạn chỉ làm công việc người ta bảo có thể bạn không có sự lo âu nào cả, nhưng cùng lúc bạn sẽ không bao giờ thành đạt cái gì to tát. Nếu một người không bao giờ thất bại thì làm sao anh ta có thể trông đợi được nếm mùi thành công?



Hay như Cái lồng chim làm cho cuộc sống của con chim nhàn hạ. Nó chẳng lo lắng về thức ăn lạnh lẽo hay những sự nguy hiểm. Nhưng chẳng có gì đáng thèm muốn đối với một con chim như vậy, một con chim ngoài trời phải tự tìm kiếm lương thực, tự xây tổ và tự mình chống trả lại những con chim ăn thịt nhưng nó lại được tung bay cả một khoảng trời rộng lớn. Nó sung sướng với sự tự do và phiêu lưu của mình hơn là con chim trong lồng vốn chẳng có gì ngoài tiện nghi.

Có cả một thế giới đồ sộ bên ngoài cần phải khám phá. Đừng sợ những cái gì không biết và đừng lo thất bại. Vừa là đặc quyền vừa là nghĩa vụ của thanh niên biến khoảng trống thành cơ hội và đương đầu với nghịch cảnh bằng một tinh thần thách đố.

Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Kết quả họp báo: Nhờ AI của Google, NASA xác nhận kỷ lục của Hệ Mặt trời đã bị san bằng         Chúng ta tìm ra một phiên bản mini của hệ Mặt trời - hệ sao Kepler-90, với số hành tinh trong cùng một hệ nhiều nhất từ trước đến nay.

Thái dương hệ của chúng ta thực sự đặc biệt, và có 2 lý do làm nên sự đặc biệt ấy. Đầu tiên là Trái đất - hành tinh duy nhất trong tầm hiểu biết của con người có thể nuôi dưỡng sự sống. Và thứ 2, đây là hệ sao - hành tinh có nhiều hành tinh nhất, với 8 tinh cầu xoay quanh Mặt trời rực lửa.
Tuy nhiên, có vẻ như hệ Mặt trời đã trở nên bớt đặc biệt đi một chút sau công bố của NASA trong cuộc họp báo vừa diễn ra. Theo đó, kính thiên văn vũ trụ Kepler đã tìm ra một hành tinh mới thuộc hệ sao - hành tinh Kepler-90, cách Trái đất 2545 năm ánh sáng.
Đây là hệ sao - hành tinh có nhiều hành tinh nhất, với 8 tinh cầu xoay quanh Mặt trời rực lửa.
Đây là hệ sao - hành tinh có nhiều hành tinh nhất, với 8 tinh cầu xoay quanh Mặt trời rực lửa.
Hệ sao này vốn được xác nhận có tổng cộng 7 hành tinh. Và mới phát hiện mới này, nó chính thức san bằng số lượng tinh cầu xoay một ngôi sao với hệ Mặt trời của chúng ta.
Tinh cầu mới - được đặt tên Kepler-90i - là một hành tinh nóng bỏng với bề mặt rắn. Nó có quỹ đạo kéo dài 14,4 ngày quanh Kepler-90.
Và điểm đặc biệt ở đây là Kepler đã kết hợp với hệ thống AI (trí tuệ nhân tạo) của Google để khám phá ra hành tinh này.
Cụ thể, hệ thống AI này có thể "tự học" (machine learning - máy tự học). Nó đã phân tích các thông tin trong hệ thống dữ liệu của Kepler trong quá trình thu nhận tín hiệu từ các exoplanet (hành tinh ngoài hệ Mặt trời), và rồi xác nhận được tín hiệu của một hành tinh mới.
Hệ sao - hành tinh Kepler-90.
Hệ sao - hành tinh Kepler-90.
"Đúng như những gì đã dự kiến, phát hiện lần này thực chất lẩn khuất trong các dữ liệu của Kepler, chỉ chờ chúng ta có một công cụ đủ mạnh để đào nó lên" - trích lời Paul Hertz, giám đốc Bộ Vật lý thiên văn của NASA tại trụ sở Washington.
"Điều này chứng tỏ dữ liệu sẵn có của chúng ta đã là một kho báu dành cho các thế hệ sau "khai quật" trong nhiều năm tới".

Phát hiện lấy cảm hứng từ não bộ con người

Phát hiện lần này xuất phát từ việc 2 nhà nghiên cứu Christopher Shallue và Andrew Vanderburg "luyện" cho một chiếc máy tính cách để tìm ra các exoplanet, dựa trên các dữ liệu ánh sáng ghi lại được từ Kepler. Đó là những thay đổi rất nhỏ về độ sáng khi có một hành tinh di chuyển cắt ngang một ngôi sao.
Lấy cảm hứng từ các neuron thần kinh trong não bộ con người, các "mạng neuron" trong AI sẽ đào xới dữ liệu của Kepler, tìm kiếm những tín hiệu thay đổi cực nhỏ, và cuối cùng đã tìm ra hành tinh số 8 đã lẩn trốn bấy lâu nay của Kepler-90 thuộc chòm sao Draco.
Trên thực tế, việc sử dụng công nghệ machine learning để nghiên cứu dữ liệu của Kepler đã từng được thực hiện trước kia, nhưng không được kỳ vọng quá nhiều. Nhưng lần này, nó cho thấy tiềm năng rất lớn để tìm ra những tín hiệu nhỏ nhất tại các thiên hà có khoảng cách cực kỳ xa mà chúng ta vốn không thể chạm tới.
Hành tinh băng ngang của sao chủ sẽ tạo ra một sự thay đổi rất nhỏ về tín hiệu ánh sáng.
Hành tinh băng ngang của sao chủ sẽ tạo ra một sự thay đổi rất nhỏ về tín hiệu ánh sáng.
Kepler-90i có kích cỡ khá ấn tượng, lớn hơn Trái đất khoảng 30%. Tuy nhiên, bề mặt hành tinh rất nóng - ước tính trên 800 độ F (trên 420 độ C), tương đương với sao Thủy trong hệ Mặt trời. Hành tinh xa nhất của Kepler-90 là Kepler-90h thì có khoảng cách tương đương với Trái đất tới Mặt trời.
"Hệ sao - hành tinh Kepler-90 cũng giống như phiên bản thu nhỏ của hệ Mặt trời. Các hành tinh nhỏ bên trong, hành tinh lớn bên ngoài, nhưng với khoảng cách nhỏ hơn chúng ta rất nhiều" - Vanderburg, nghiên cứu sinh của NASA và là nhà thiên văn từ ĐH Texas cho biết.
Shallue - kỹ sư phần mềm cấp cao của Google đã cảm thấy rất hứng thú trước việc tìm ra một exoplanet mới, sau khi nhận ra rằng thiên văn học - cũng giống như mọi môn khoa học khác - luôn bị "ngập" trong một bể dữ liệu thu thập được từ vũ trụ.
"Lúc rảnh, tôi đã thử tìm hiểu và nhận ra sứ mệnh của Kepler có một nguồn dữ liệu khổng lồ" - Shallue chia sẻ. "Công nghệ máy tự học lúc này thực sự có ích, vì dữ liệu như vậy là quá nhiều để con người tự nghiên cứu".
Trong vòng 4 năm, kho dữ liệu của Kepler đã thu thập được 35.000 tín hiệu "có khả năng" là một hành tinh mới. Trước kia, cách để kiểm tra chúng là bằng phần mềm tự động và... mắt người, nhưng các tín hiệu yếu thường bị bỏ qua. Còn với Shallue và Vanderburg, những dữ liệu ấy có thể ẩn chứa những phát hiện chưa từng có.

Họ đã luyện cho AI như thế nào?

Đầu tiên, họ dạy cho hệ thống neuron của AI cách để xác nhận những tín hiệu từ exoplanet, dựa trên 15.000 tín hiệu đã được công nhận trước kia.
Trong các thử nghiệm đầu tiên, hệ thống này đạt độ chính xác lên tới 96%. Hệ thống tiếp tục tự học để đạt độ chính xác cao hơn. Sau đó, các chuyên gia hướng nó đến việc truy tìm các tín hiệu yếu hơn trong tổng số 670 hệ sao vốn đã có rất nhiều hành tinh được xác nhận. Hành động này dựa trên giả thiết những hệ sao có nhiều hơn 1 hành tinh là nơi phù hợp nhất để tìm kiếm thêm các hành tinh đang lẩn trốn.
Mô phỏng Kepler-90i.
Mô phỏng Kepler-90i.
"Chúng tôi tìm ra rất nhiều hành tinh "giả", nhưng đồng thời khả năng tìm thấy hành tinh thật cũng lớn hơn" - Vanderburg cho biết. "Giống như sàng đá để tìm ngọc, bạn có một cái sàng lớn, bạn sẽ nhặt phải nhiều đá hơn, nhưng cũng thu được nhiều ngọc hơn".
Kepler-90i không phải là "viên ngọc" duy nhất AI đã tìm thấy. Trong hệ sao Kepler-80 vốn có 5 hành tinh, nó cũng tìm ra hành tinh thứ 6. Đó là Kepler-80g, một hành tinh có kích cỡ ngang với Trái đất. Cùng với những hành tinh lân cận, chúng tạo thành một chuỗi cộng hưởng, giúp cho cả hệ trở nên ổn định, giống như "hệ Mặt trời 2.0" TRAPPIST-1 được tìm thấy vào tháng 2/2017.
Theo Shallue và Vanderburg chia sẻ, bộ đôi dự tính sẽ áp dụng hệ thống AI này lên toàn bộ hệ dữ liệu của Kepler, bao gồm 150.000 ngôi sao. Con số khổng lồ này hứa hẹn sẽ có nhiều hành tinh được tìm thấy, và rõ ràng cơ hội bắt gặp một nền văn minh khác cũng lớn hơn.
Nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí The Astronomical trong thời gian tới.

Cập nhật: 15/12/2017 Theo Trí Thức Trẻ

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

Nhân đọc bài: Có phải các nhà khoa học Việt không biết nghiên cứu?

Chúng ta là nước kém phát triển chuyển sang đang phát triển. Nên mọi tư tưởng không được định hướng đúng đắn sẽ kéo chúng ta tụt lùi.


      Điều lạ lùng nhất mà hiện nay trở thành phong trào đó là ném đá các nhà khoa học, thậm chí chửi bới không tiếc lời khi báo chí đăng một tin có người này người kia có sáng chế máy móc, và cho rằng chúng ta chỉ càn họ, không cần khoa học!
     Bóng đá thì cũng vậy. Tâm lý ăn xổi đã trở thành nếp nghĩ ăn sâu bám dễ vào tư tưởng của đa số chúng ta, chỉ cần ai đó nổi lên một chút là tin dùng, không cần biết anh ta đã được đào tạo căn bản hay không. Cầu thủ nào đá trội thì sử dụng, còn cầu thủ đào tạo bài bản, có đẳng cấp nhưng chẳng có đất dụng võ, thậm chí bài xích.
     Ca sĩ cũng vậy, thì trường cần thì có ngay. Nhạc sĩ chân chính thì không phát huy, nhạc ăn liền thì nhan nhản. 
    Tất cả điều đó cũng không sai, nhưng chỉ được cái trước mắt, còn để chúng ta vươn lên tầm cỡ khu vực, quốc tế thì chẳng bao giờ có được.
    Nền khoa học chân chính hiện cũng chẳng mấy ai quan tâm nhiều để làm sao cho phát triển. Thiếu sự định hướng cụ thể từ các cấp nên mạnh ai nấy làm. Tiêu chí cán bộ rõ ràng về PC, NL, đào tạo, bồi dưỡng, nhưng không theo thì lại có vô vàn cách giải thích vô cùng hợp lý. Thôi thì hầm bà làng trong thời buổi này. Đấy là những kẽ hở để làm nghèo cho thế hệ mai sau. Trong vật hơn trọng trí, thấy lợi trước mắt là làm, còn mai này ra sao không cần tính.
    

Xem trang sau: http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/co-phai-cac-nha-khoa-hoc-viet-khong-biet-nghien-cuu-189993.html

Thứ Năm, 10 tháng 12, 2015

Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời


Nếu chế tạo được tàu vũ trụ di chuyển với vận tốc ánh sáng 1.080 triệu km/h, con người có thể khám phá những hành tinh xa xôi trong hệ Mặt Trời chỉ trong phút chốc. Tuy nhiên đây vẫn là ước mơ vì tàu vũ trụ chở người hiện nay mới chỉ đạt tốc độ cao nhất gần 40.000 km/h.
Khoảng cách từ Trái Đất đến các thiên thể trong hệ Mặt Trời

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2015

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 20-11

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam 20-11

Việt Nam có nhiều ngày lễ, tết mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống, trong đó mỗi ngành, nghề hay một tổ chức chính trị, xã hội cũng thường có một ngày kỷ niệm của riêng mình. Nhưng trong các ngày lễ, tết (hiện đại), Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 có một lịch sử khá đặc biệt vừa có tính chất quốc tế, vừa có tính chất dân tộc, vừa mang đặc trưng của các nhà giáo, của ngành Giáo dục nhưng cũng là ngày hội của toàn dân.
Tháng 7/1946, Liên hiệp Quốc tế các công đoàn Giáo dục được thành lập (Fesdesration International Syndicat de l’enseignement) viết tắt là "FISE", trụ sở đặt tại Paris. Năm 1949, tại Hội nghị Vacxava, FISE xây dựng một bản "HIẾN CHƯƠNG CÁC NHÀ GIÁO" gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:
- Đấu tranh chống lại mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục phong kiến, tư sản, nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ, khoa học.
- Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi thường nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nhà giáo.
- Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt coi trọng tính chất nhân văn của nghề dạy học và phương pháp dạy học tiên tiến.
Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới mà nòng cốt là các nhà giáo ở các nước XHCN, đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”. Từ ngày 26 đến ngày 30/5/1957 tại thủ đô Vacxava, Hội nghị quốc tế các tổ chức của nhà giáo lần thứ 2, có 57 nước tham gia trong đó có Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".
Ở Việt Nam, lần đầu tiên ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc vào ngày 20/11/1958.
Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định 167-HĐBT lấy ngày 20/11 là Ngày nhà giáo Việt Nam Và ngày 20/ 11/ 1982, lần đầu tiên Ngày nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể tại Hội trường Ba Đình, Hà Nội. Như vậy, ngày 20/11 hàng năm giáo giới tiến bộ thế giới vẫn kỉ niệm ngày mang tên "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Còn ở nước ta, kể từ ngày 20/11/1982, ngày hội của giáo giới ViệtNam có tên gọi riêng là Ngày nhà giáo Việt Nam và ngày này cũng là ngày hội của toàn dân.
Ngày 20/11 là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc với những người thầy, để mọi ngành, mọi nghề và toàn xã hội chia sẻ niềm vui, tri ân với những người đã góp bao công sức và tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả, góp phần xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Để gửi lời tri ân sâu sắc tới tất cả các nhà giáo trên mọi miền tổ quốc, xin trích dẫn câu danh ngôn“Không có một vĩ nhân nào, một anh hùng nào trên đời này lại không qua bàn tay bế ẵm của người mẹ, thì trên trái đất này cũng không có một vĩ nhân, một anh hùng nào lại không qua bàn tay dìu dắt và sự dạy dỗ của người thầy giáo”.
Theo wikipedia

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Ít tiền thì đừng mơ tưởng tới đỉnh cao học vấn

Ít tiền thì đừng mơ tưởng tới đỉnh cao học vấn

 Lẽ ra, giáo dục phải là một loại dịch vụ đặc biệt, mang lại cho người dân sự học như một phúc lợi quan trọng và tối cần thiết thì giờ đây, nó là một quan hệ tiền – hàng sòng phẳng, nhiều tiền thì hàng nhiều, ít tiền thì hàng ít, không tiền thì đừng nghĩ đến hàng. Cái lý ấy cho người nghèo thấy rằng, ít tiền thì học ít, kiếm dăm chữ thôi, đừng mơ tưởng tới đỉnh cao học vấn.
Đó là ý kiến của GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nói về vấn đề Học phí và Học bổng hiện nay.

Dân trí, xin giới thiệu bài viết của Giáo sư Phạm Tất Dong về vấn đề này.
Ảnh minh họa
Giáo dục khai thác việc đóng góp của người học theo cơ chế thị trường
Trong những ngày gần đây, nhiều phóng viên của một số báo có gọi điện cho tôi hỏi về vấn đề tăng học phí – một đề xuất của Ngành giáo dục. Họ hỏi tôi có bình luận gì về vấn đề này để làm phóng sự.
Quả thật, nhiều năm làm công tác khuyến học, khuyến tài, trong đầu tôi chỉ thường trực cụm từ “học bổng” bởi các khái niệm học bổng nằm trong phạm trù “khuyến học”, còn hai chữ “học phí” rất dễ gây “dị ứng” với tôi, khi mà mục tiêu của nó không thuận chiều với việc cấp học bổng cho sinh viên, sinh viên nghèo nhằm giúp các em có thêm điều kiện ăn học, hoặc để động viên các em có thành tích học tập tốt cố gắng hơn nữa.
Giáo dục là một phúc lợi xã hội mà bất cứ người dân nào,từ nghèo đến giàu, đều mong muốn được thụ hưởng càng nhiều càng tốt. Trong chiến lược an sinh xã hội, hầu hết các quốc gia đều đặt vấn đề tăng dần đầu tư cho giáo dục để cho mọi người dân đều được thực hiện nghĩa vụ và các quyền lợi học tập của mình, nhất là khi các quốc gia tham gia vào chương trình xây dựng xã hội học tập, thực hiện việc học tập suốt đời cho mọi người dân, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp, thành phần dân tộc, tôn giáo, địa vị xã hội, trình độ học vấn…
Ở nước ta, trước Cách mạng tháng Tám (1945), Chương trình Việt Minh cũng ghi rõ, phải có một nền giáo dục cưỡng bức, người đi học không mất tiền. Từ năm 1951, khi tôi trở thành giáo sinh của trường Sư phạm, các thầy, cô giáo giảng giải cho các giáo viên tương lai rằng, nền giáo dục cách mạng là của dân, do dân, vì dân – một nền giáo dục mang lại học vấn cho mọi người, và để làm được công việc tốt đẹp này, người học không mất tiền. Với chúng tôi, nền giáo dục ấy là lý tưởng mà dân ta hướng tới.
Từ sau khi Đảng chủ trương Đổi mới đất nước, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu được xây dựng và phát triển. Đồng thời, chủ trương xã hội hóa giáo dục cũng được đưa ra như một giải pháp quan trọng với khẩu hiệu “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Vấn đề phát triển giáo dục được “Tư duy lại” ngày càng “triệt để”.
Nền giáo dục đáng ra là hướng ra thị trường, đào tạo cho nền kinh tế một nguồn nhân lực chất lượng cao để mở rộng thị trường, để hàng hóa Việt Nam có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thì nó lại định hướng vào khai thác việc đóng góp của người học theo cơ chế thị trường.
Lẽ ra, giáo dục phải là một loại dịch vụ đặc biệt, mang lại cho người dân sự học như một phúc lợi quan trọng và tối cần thiết thì giờ đây, nó là một quan hệ tiền – hàng sòng phẳng, nhiều tiền thì hàng nhiều, ít tiền thì hàng ít, không tiền thì đừng nghĩ đến hàng. Cái lý ấy cho người nghèo thấy rằng, ít tiền thì học ít, kiếm dăm chữ thôi, đừng mơ tưởng tới đỉnh cao học vấn.
Học phí vẫn thấp - Nhận định của một vị nhà giàu
Tôi ước mong một nền giáo dục không mất tiền. Một lần, nhân làm với bà Lotta – đại diện của UNICEF tại Việt Nam, câu chuyện lan man đến phúc lợi xã hội. Trong lúc chuyện trò, bà Lotta cho tôi biết bà là người Thụy Điển. Tôi liền nói:
- Thưa bà, không phải bà là người Thụy Điển mà tôi nói Nhà nước phúc lợi Thụy Điển đáng được khâm phục, mặc dù có nhiều bình luận của khá đông học giả nói đến mặt trái của những phúc lợi xã hội trên đất Thụy Điển.
Bà Lotta nói rằng: “Ông quá khen Nhà nước phúc lợi của chúng tôi, tôi xin cảm ơn. Nhưng, tôi cần điều này: tôi đã đi nhiều nước trên thế giới nhưng ít nơi có được hệ thống giáo dục như ở Thụy Điển - ở đó không có trường tư”.
Tôi không dám bình luận gì và cảm thấy buồn, bởi trường tư ở nước ta đang mọc lên như nấm.
Cũng cần phải nói rằng, tăng học phí thì tất sẽ giảm phúc lợi xã hội về phương diện học tập. Không thể để việc tăng học phí đồng hành với việc với tăng giá sữa, giá vé ô tô, giá xăng dầu, giá điện sinh hoạt, giá lương thực, thực phẩm… Mọi loại phí đồng loạt tăng lên thì phúc lợi học tập lại càng giảm nhanh bởi cơ hội học tập sẽ ít dần.
Có người nói, ở nước ta, mức học phí đã tăng lên như trong quy định, và có tăng hơn thế nữa thì vẫn là rất thấp so với nhiều nước trên thế giới.
Đây là một nhận định của một vị nhà giàu, đang ngồi trong phòng máy lạnh mà bàn học phí. Mức bình quân GDP tính trên đầu người ở Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật Bản, Pháp, Canada… là bao nhiêu, so với Việt Nam thì liệu có tương đương không đây! Để trả lời câu hỏi này, tôi nghĩ không nên trực tiếp đi vào vấn đề cụ thể, mà chỉ cần nói rằng: mức thu nhập của người nghèo ở Việt Nam có nhân lên vài lần thì người nước ngoài vẫn cho rằng, đó là mức thu nhập của người nghèo trên thế giới.
Có người lại bảo, muốn học thì vay tiền nhà nước để đi học; nhà nước có chính sách tín dụng học tập đấy!.
Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP thì học phí tại các trường công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư được tính như sau:
Năm học 2015 – 2016; 2017 – 2018: Khối ngành khoa học xã hội, kinh tế, Luật, Nông – Lâm – Thủy sản…: 1.750.000 đồng/tháng/sinh viên.
Khối ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ, thể dục thể thao, nghệ thuật…: 2.050.000 đồng/tháng/sinh viên.
Khối ngành y: 4.400.000 đồng/tháng/sinh viên.
Năm học 2018 – 2019; 2019 – 2020: Mức học phí tương ứng ở 3 khối ngành trên là: 1.850.000 đồng; 2.200.000 đồng; 4.600.000 đồng
Đến năm 2020 – 2021, con số tương ứng là 2.050.000 đồng; 2.400.000 đồng; 5.050.000 đồng.
Nếu vay Nhà nước để đi học thì khối ngành có học phí thấp nhất, mỗi năm một sinh viên cũng phải nợ Nhà nước trên 20.000.000 đồng. Khi ra trường, kiếm được việc làm, người có bằng đại học được nhận lương khoảng 3.500.000 đồng/tháng (trên thực tế thì không có mức lương “cao” như thế cho người mới tập sự). Còn thất nghiệp thì ăn nhờ bố mẹ, anh chị… Vậy, có tiền để trả nợ không đây?
Đừng bao giờ để học phí chặn những cánh tay đang cố vươn tới các học vấn!
Chúng ta đang trong quá trình phấn đấu xóa đói giảm nghèo. Người Việt chúng ta không chỉ nghèo về thu nhập mà còn nghèo về tri thức cũng như nghèo về điều kiện sống. Trong các cái nghèo cần khắc phục sớm là nghèo tri thức. Thiếu tri thức thì không thể đủ năng lực làm việc để từ đó xóa nghèo thu nhập. Nhưng, khi học phí tăng lên thì cơ hội và điều kiện giảm nghèo tri thức sẽ giảm đi. Đó là một điều mà cả xã hội đều thấy lo ngại.
Những người làm khuyến học luôn trăn trở tìm mọi giải pháp để học sinh và sinh viên nghèo có được học bổng hàng tháng hoặc hàng năm. Suốt nhiều năm qua, mỗi năm Hội Khuyến học Việt Nam đã cố gắng tạo ra trên dưới 3 triệu học bổng (với đủ các giá trị khác nhau của các suất học bổng).
Học bổng do Hội Khuyến học trao cho 1 sinh viên nghèo thường dưới 3.000.000 đồng/suất/năm. Học bổng do Giáo sư Odon Valet (Pháp) trao khoảng 6.500.000 đồng/suất/năm. Các học bổng Hessen, Happel, Thakral.v.v… cũng không quá 7.000.000 đồng/suất/năm. Giả sử sinh viên nghèo có may mắn được học bổng cao nhất thì mang tiền học bổng để đóng học phí sẽ còn thiếu xa. Tóm lại, những nhà hảo tâm, những doanh nhân, những tổ chức nhân đạo… chắc sẽ rất buồn vì mọi khoản trợ giúp sinh viên nghèo đều bị học phí nuốt chửng.
Có mấy phóng viên phỏng vấn tôi:
- Thưa giáo sư, trước chủ trương tăng học phí ở trường đại học, giáo sư có điều gì muốn nói?
Nhiều và rất nhiều những cảm nghĩ gây bức xúc trong tôi. Năm 1988, tại Viện Élisee (Paris - Pháp) có một Hội nghị do Tổng thống Pháp tổ chức, mà khách mời là 74 nhà khoa học được giải thưởng Nobel. Hội nghị có tên rất hay: “Những đe dọa và hứa hẹn trước thế kỷ XXI”. Sau 4 ngày họp, các nhà khoa học gửi tới Chính phủ các quốc gia 16 kết luận của mình, trong đó, có 2 kết luận liên quan trực tiếp tới giáo dục:
Kết luận 7: Giáo dục phải trở thành ưu tiên tuyệt đối trong mọi ngân sách và phải giúp vào việc đề cao mọi khía cạnh sáng tạo của con người.
Kết luận 8: Cần phải làm cho khoa học và kỹ thuật trở thành những thứ có thể với tới, nhất là tại các nước đang phát triển để giúp cho các nước này làm chủ được tương lai và tự quyết được những loại tri thức nào mà họ coi là cần cho sự phát triển của họ.
Tôi nghĩ gì và muốn nói gì?
Vâng, tôi chỉ cầu cho nhiều thanh niên Việt Nam, nhiều người lao động Việt Nam với tới học vấn đại học, với tới những thành quả của khoa học và công nghệ hiện đại, đừng bao giờ để học phí chặn những cánh tay đang cố vươn tới các học vấn đó.
GS.TS Phạm Tất Dong

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công?

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công? 4 điều rút ra từ bộ phim Tâ...