Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

Mất bao lâu ta mới đến thăm được Trái Đất thứ hai?

Mất bao lâu ta mới đến thăm được Trái Đất thứ hai?

(Du lịch) - Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay, câu trả lời là cỡ... 26 triệu năm.

Mới đây NASA đã công bộ việc kính thiên văn vũ trụ Kepler phát hiện được một hành tinh mới mà có các tính chất rất giống với Trái đất của chúng ta và đặt tên nó là Kepler-452. Hành tinh này thuộc một “Hệ Mặt Trời” nằm trong chòm sao Cygnus của dải thiên hà Milky Wat, cách Trái đất 1400 năm ánh sáng.
Mat bao lau ta moi den tham duoc Trai Dat thu hai?
Trái Đất và người "họ hàng xa" Kepler-452 của mình
Ngay lập tức, những người yêu khoa học trên thế giới đã chào đón tin này một cách rất phấn khởi vì đây là một phát hiện mang tính đột phá trong sứ mệnh tìm kiếm sự sống ngoài vũ trụ. Thậm chí, nhiều người còn bắt đầu nghĩ đến chuyện phóng những con tàu vũ trụ đến hành tinh này để khám phá. Nhưng thực sự có đơn giản vậy không?
Hãy lưu ý một điều rằng "năm ánh sáng" là khoảng cách chứ không phải thời gian.
Mat bao lau ta moi den tham duoc Trai Dat thu hai?
Tàu vũ trụ nhanh nhất hiện nay - New Horizons.
Tàu vũ trụ nhanh nhất hiện nay của loài người chính là New Horizons có vai trò quan trọng trong sứ mệnh Sao Diêm Vương mới đây của NASA. Vận tốc của New Horizon đạt mức 15,73 km/s tức là tương đương với con số 496.061.280 km/năm.
Với khoảng cách giữa hai Trái Đất là 1400 năm ánh sáng và một năm ánh sáng tương đương với khoảng cách 9.460.730.472.580,8 km, chúng ta có thể làm một phép tính để tìm ra mất bao lâu con người mới có thể vươn tới hành tinh này: (9.460.730.472.580,8/496.061.280) x 1.400 = 26.700.375,9326 năm
Tới đây chắc chắn chúng ta phải tỉnh táo lại khi khoảng thời gian hơn 26 triệu năm là một con số không tưởng đối với bất kỳ ước mơ nào. Hy vọng rằng trong tương lai tốc độ của tàu vũ trụ sẽ được cải thiện để một ngày nào đó, việc đặt chân lên Trái Đất thứ 2 này không còn là điều viển vông.
genk

Mất bao nhiêu năm để... đi bộ đến Trái Đất thứ 2?

Mất bao nhiêu năm để... đi bộ đến Trái Đất thứ 2?

THỨ SÁU, 24/07/2015 08:22:00

Vntinnhanh.vn - Việc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa khám phá ra một "Trái Đất thứ 2" - Kepler 452b đã mở ra hy vọng về tương lai sinh sống ngoài vũ trụ cho loài người, nhưng chúng ta sẽ mất bao lâu để đi đến những hành tinh mới?

Mất bao lâu để vươn tới "Trái Đất thứ 2"?
Kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2009, kính thiên văn Kepler của Cơ quan Hàng không Mỹ (NASA) đã tìm được tới hơn 4.500 "ứng cử viên" sáng giá, trong đó xác nhận khoảng 1.030 hành tinh đạt mọi chỉ tiêu về vùng không gian thích hợp để sống, nhưng hiện tại, chỉ có 12 hành tinh chính thức được công nhận sở hữu những đặc điểm tương tự bề mặt Trái Đất. Nhờ Kepler, người ta đã mở ra hy vọng về số lượng 10% hành tinh có thể sống được trong hệ Mặt Trời.
Kepler 452b được cho là có nhiều đặc điểm tương tự Trái Đất nhất, nhưng để vươn tới hành tinh này vào thời điểm hiện tại là điều không tưởng, dù khoảng cách từ Kepler-452b đến mặt trời của nó chỉ chênh lệch 5% so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời - một con số không đáng kể.
Kepler-452b lớn hơn Trái Đất khoảng 1,6 lần, một năm trên Keppler-452b có 385 ngày và hành tinh này cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng.
kepler452b
Khoảng cách từ Kepler-452b tới Mặt Trời chỉ xa hơn khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời đúng 5% (Ảnh: NASA)
Số liệu cho thấy 1 năm ánh sáng tương đương với 225 triệu năm đi bộ, vậy để đặt chân lên Kepler-452b, người ta sẽ phải thúc đẩy mạnh mẽ nền khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại. Dựa theo thông số kỹ thuật hiện nay, ánh sáng có thể di chuyển hơn 1 tỷ km/giờ, nghĩa là trung bình, ánh sáng mất 8 phút để đi từ Mặt Trời tới Trái Đất.
Tính một cách thực tế hơn, để đi bộ vòng quanh Trái Đất (khoảng hơn 38.000km), người gần đây nhất thực hiện thử thách này là ông Karl Bushby, đã khởi hành từ Nam Mỹ vào năm 1998 và mất 14 năm để hoàn thiện hành trình của mình. Giả dụ không vướng bất cứ đại dương nào và với tốc độ 4,8km/h, 8 giờ/ngày thì con người chỉ mất...hơn 2 năm để đi vòng quanh Trái Đất.
Tàu thăm dò mới nhất của NASA - New Horizon, gây ấn tượng nhờ công lao chụp được những hình ảnh đáng kinh ngạc trên sao Diêm Vương mới đây, có tốc độ khủng khiếp chưa từng thấy, nhưng cũng chỉ đạt được khoảng 58.536 km/h. Vậy nên nếu NASA có ý định đưa phi hành gia tới Kepler-452b bằng tốc độ đó, họ sẽ mất khoảng 25,8 triệu năm - trong khi ấy, con người chỉ mới tiến hóa được vào thời điểm 2,5 triệu năm trước mà thôi.
Đi tìm "họ hàng" của Trái Đất
Tham vọng tìm kiếm hành tinh tương tự Trái Đất đã bắt đầu được thực hiện từ năm 1995. Chỉ tính trong vòng 6 năm trở lại đây, cuộc tìm kiếm đã đưa Kepler khám phá ra số lượng không nhỏ các hành tinh nằm trong danh sách "có thể sống được".
Hành tinh đầu tiên nhỏ hơn Trái Đất được phát hiện vào tháng 12/2011 - Kepler-20e. Ngôi sao giống Mặt Trời này sở hữu đặc điểm mát mẻ và nhỏ hơn Mặt Trời chỉ 6 ngày một lần, vậy nên nhiệt độ và khả năng duy trì chất lỏng vẫn rất bấp bênh. Cùng tháng đó, NASA tuyên bố khám phá ra Kepler-22b - lớn gấp đôi Trái Đất nhưng chính vì lẽ đó mà không sở hữu về bề mặt thổ nhưỡng lý tưởng.
nasa
Mô phỏng các hành tinh có thể sinh sống được phát hiện 6 năm trở lại đây (Ảnh: W. Stenzel/NASA Ames)
Kepler-186f xuất hiện trên thông tin đại chúng vào tháng 4/2014 và trở thành hành tinh có kích thước giống Trái Đất đầu tiên trong chòm sao lùn đỏ loại M - chòm sao có kích thước bằng 1 nửa so với Mặt Trời. Mặc dù cách Trái Đất khoảng 500 năm ánh sáng và lớn hơn Trái Đất chỉ 10%, quỹ đạo 130 ngày của Kepler-186f xung quanh chòm sao lùn đỏ khiến nơi đây lạnh lẽo hơn nhiều.
Trong tháng 1 năm nay NASA cũng từng công bố phát hiện 2 hành tinh mới có tên Kepler-438b, chỉ lớn hơn Trái Đất 1,1 lần; và Kepler-442b, lớn hơn Trái Đất 1,33 lần. Trong tháng này, kính thiên văn Kepler tiếp tục phát hiện 5 hành tinh mới trong hệ mặt trời Kepler-444. Cả 5 hành tinh này đều có kích thước tương tự Trái Đất. 
Gần đây nhất chính là Kepler-452b - hành tinh được hình thành khoảng 6 tỷ năm trước, tức là lâu hơn Trái Đất khoảng 1,5 tỷ năm. Điều đó cho thấy những gì con người nhìn thấy hiện tại đều là quá khứ của hành tinh Kepler-452b do độ trễ của tốc độ ánh sáng. 
Trâm Phạm (Theo NASA)

Hé lộ những bí mật thú vị về Trái Đất thứ 2

Hé lộ những bí mật thú vị về Trái Đất thứ 2

Vntinnhanh.vn- Hành tinh Kepler 452b mà NASA tuyên bố là “Trái Đất thứ 2” sau khi phát hiện già hơn Trái Đất, ấm hơn, có nhiều nước hơn và cách Trái đất của chúng ta khoảng 1.400 năm ánh sáng.

Trải qua nhiều năm thu thập dữ liệu bằng kính viễn vọng Kepler cùng rất nhiều phân tích và công trình nghiên cứu về Trái Đất, các nhà khoa học đã xác nhận có sự tồn tại của hành tinh xa xôi giống Trái Đất chưa từng được khám phá.
Mặc dù hành tinh này có khoảng cách rất xa để chụp ảnh, công nghệ tiên tiến của Nasa vẫn cung cấp cho chúng ta những điều đáng ngạc nhiên về Trái Đất mới.
Đó là hành tinh giống Trái Đất nhất, chưa từng được khám phá
Mở đầu cuộc họp báo, ông John Grunsfeld, phó giáo sư Ban chỉ đạo Nhiệm vụ Khoa học Nasa ở Washington, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ phấn khởi phát biểu: “Hôm nay, chúng tôi trịnh trọng tuyên bố đã phát hiện ra một hành tinh rất xa mà chúng ta co thể gọi là anh em có họ rất gần với Trái Đất. Nó rất giống Trái Đất. Chúng tôi gọi đó là Trái Đất thứ 2”.
Hình ảnh trên Kepler 452b (Ảnh: Nasa)
Mọi số liệu về Kepler 452 từ kích thước, niên đại hình thành, điều kiện sống ước tính trên bề mặt đều rất giống Trái đất.
Một năm trên Trái đất thứ 2 có bao nhiêu ngày?
Điều này thật sự gây ngạc nhiên, các nhà khoa học Nasa cho biết một năm trên Trái Đất 2 kéo dài 385 ngày, chỉ dài hơn 20 ngày so với hành tinh mà con người đang sinh sống.
Trái Đất thứ hai lớn hơn Trái Đất của chúng ta 60%, và "già" hơn Mặt Trời 1.5 tỷ năm. (Ảnh: Independent)
Thời gian trên Kepler 452b rất khác biệt so với những hành tinh giống Trái Đất. Một năm trên sao Kim chỉ có 88 ngày, một năm trên sao Hải Vương là 185 ngày như trên Trái Đất.
Trái Đất thứ 2 "già" hơn
Kepler 452b có tuổi lớn hơn 1,5 tỷ năm so với Mặt Trời của chúng ta. Nếu một hành tinh quá gần hệ mặt trời của nó, hành tinh đó sẽ quá nóng để có thể sinh sống. Nếu hành tinh quá xa hệ mặt trời của nó, hành tinh đó quá lạnh để sự sống tồn tại. Trái Đất thứ 2 được cho là nằm trong khoảng cách vừa phải thích hợp để sống.
Các nhà khoa học tin Trái Đất thứ 2 có sự sống (Ảnh: Nasa)
Kepler  452b có khoảng cách hoàn hảo so với hệ mặt trời của nó nhiều tỷ năm. Theo ông John Jenkins, phân tích dữ liệu hàng đầu Nasa, điều này có nghĩa Trái Đất thứ 2 có sự sống trên bề mặt hoặc chí ít từng tồn tại sự sống trong lịch sử của nó.
Trái Đất thứ 2 có núi lửa đang hoạt động và nguồn nước dồi dào
Theo Nasa, Kepler 452 có nền nhiệt độ thích hợp để cho phép nước tồn tại trên bề mặt, đây là yếu tố quan trọng cho sự sống.
Trái Đất thứ 2 có nhiệt độ thích hợp cho sự sống tồn tại. (Ảnh: Independent)
Ông John Coughin, một nhà khoa học hiện đang công tác tại Viện Khoa học SETI California, nhóm nghiên cứu Kepler 452b đã làm việc cùng với các nhà kha học địa chất để tìm ra những điểm tương đồng với hành tinh của chúng ta. Do kích thước và tuổi, Trái Đất thứ 2 là một hành tinh có đồi, núi, tức là có thể có hệ thống núi lửa bên dưới bề mặt.
Trái Đất 2 có trọng lực lớn hơn
Trái Đất thứ 2 lớn hơn Trái Đât, và các nhà khoa học tính toán nó có trọng lực gấp 2 lần so với hành tinh của chúng ta. Tuy nhiên, theo Nasa , điều đó không có nghĩa Kepler 452b không thể cho con người lên sinh sống.
Ông John Jenkins cho biết con người có thể thích nghi với trọng lực này: “Con người sẵn sàng thích nghi với trọng lực nặng, chúng ta được tạo ra để làm điều này. Cơ thể chúng ta có khả năng tuyệt vời để tự sửa đổi, do đó trải qua thời gian con người cớ thể thích nghi trọng lực mới”.
Thực vật có thể phát triển phong phú trên Trái Đất 2
Hệ măt trời Kepler 452b như đã nói lớn hơn hệ Mặt Trời của chúng ta. Có nhiều ánh sáng và nhiệt lượng hơn được tiếp nhận từ hệ mặt trời của nó, điều đó không chỉ có nghĩa nó ấm hơn trái đất mà còn có thể giúp thực vật phát triển phong phú.
Hệ mặt trời của Kepler-452b tương tự Hệ Mặt Trời của Trái Đất. (Ảnh: NASA)
Ông John Jenkins phát biểu trong buổi họp báo: “Ánh sáng từ hệ mặt trời Kepler rất giống ánh sáng từ hệ Mặt Trời của chúng ta, và thực vật có thể quang hợp tương tự nhau”.
Bạn có thể tắm nắng ở đó
Tiến sĩ Daniel Brown, một nhà khoa học thiên văn học đến từ Đại học Nottingham Trent (Anh) cho biết: “Kepler 452b tiếp nhận loại quang phố va cường độ ánh sáng như Trái Đất chúng ta. Điều này có ý động, thực vật trên Trái Đất có thể phát triển trên Trái Đất thứ 2.  Đặc biệt, bạn có thể tắm nắng để có làn da khỏe đẹp trong những kỳ nghỉ.
Bao giờ con người đến thăm Trái Đất thứ 2?
Trái Đất thứ 2 (Kepler 452b) ấm, ẩm ướt và có thể có sự sống, tuy nhiên, nó cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng.
Một năm ánh sáng là khoảng cách mà một chùm tia sáng có thể di chuyển trong 1 năm. Ánh sáng di chuyển với vận tốc 1078260480 km/giờ.Ánh sáng từ Mặt Trời mất khoảng 8 phút để đến Trái Đất, một chuyến đi đến Kepler 452b sẽ mất một khoảng thời gian vô cùng dài.
Nếu một tàu vũ trụ mang con người bay với vận tốc cao nhất khoảng 16,2601859 m/giây để đến Kepler 452b, các nhà du hành sẽ phải mất khoảng 25,8 triệu năm để tới đó.
Do đó, nếu bạn có ý định bay lên tham quan hoặc mua đất xây nhà ở trên Trái Đất thứ 2, đừng vội đặt vé, cho đến khi các nhà khoa học phát minh ra tàu vũ trụ có vận tốc siêu nhanh.
Phạm Trúc (Theo Independent)
TAGS

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công?

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công? 4 điều rút ra từ bộ phim Tâ...