Thứ Năm, 28 tháng 10, 2010

Không có biểu tượng nào về hòa bình vĩ đại hơn một di sản

Tổng Giám đốc Unesco:
“Không có biểu tượng nào về hòa bình vĩ đại hơn một di sản”
(Dân trí) - “Không có biểu tượng nào về hòa bình và hiểu biết lẫn nhau lại vĩ đại hơn một di sản. Thế giới cần các biểu tượng về đối thoại và khoan dung...”, TGĐ Unesco, bà Irina Bokova nói sau khi trao bằng Di sản văn hoá thế giới khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long.
Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO), bà Irina Bokova mở đầu bài phát biểu với những lời lẽ rất Việt Nam: “Hôm nay tôi vô cùng vinh hạnh được mặc chiếc áo dài rất đẹp đẽ, truyền thống của Việt Nam cùng các bạn kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Hôm nay, trái tim của chúng ta cùng hòa một nhịp đập và tôi tin rằng, thần Kim Quy và các cụ Rùa cũng đang lắng nghe chúng ta từ hồ Hoàn Kiếm, một biểu tượng quý giá về hòa bình của mọi người dân Việt Nam”.
Bà Irina Bokova cho rằng, Unesco luôn có mối quan hệ chặt chẽ với Hà Nội. Năm 1999 Unesco đã trao tặng cho Hà Nội giải thưởng Thành phố vì hòa bình, Đại hội đồng Unesco cũng đã thông qua nghị quyết kêu gọi các nước trên thế giới cùng với Việt Nam kỷ niệm 100 năm ngày sinh Hồ Chí Minh và Đại lễ ngày hôm nay.
Trở lại với sự kiện lớn của Hà Nội và cả nước, bà nhấn mạnh: “Đại lễ này thể hiện sự kính trọng sâu sắc của chúng ta với tổ tiên, những người có công dựng nước và giữ nước. Việc đầu tư công sức và chỉnh trang đường phố và sự có mặt của người dân trong đại lễ hôm nay là minh chứng cho sự gắn bó của các bạn với quá khứ huy hoàng và xem đó như ngọn đuốc soi đường cho tương lai”.
“Rất ít nước trên thế giới có thể giữ được ký ức sống động về việc lập đô từ một ngàn năm trước mà không bị mai một về thời gian. Tôi vô cùng ngưỡng mộ các bạn về điều này”, bà Irina Bokova tiếp tục.
Theo bà Irina Bokova, việc Trung tâm hoàng thành Thăng Long được công nhận là một di sản thế giới là một vinh dự, đồng thời cũng mang đến những cam kết và trách nhiệm mới: “Kể từ ngày hôm nay các bạn có trách nhiệm với nhân loại, quảng bá bảo vệ và truyền lại di sản này cho các thế hệ tương lai, cho giới trẻ, để rồi đến lượt họ, họ lại kể cho con cháu họ về vua Lý Thái Tổ với bức tượng đài đang hiện diện với chúng ta ở đây”.
“Không có biểu tượng nào về hòa bình và hiểu biết lẫn nhau lại vĩ đại hơn một di sản. Thế giới cần các biểu tượng về đối thoại và khoan dung, đặc biệt trong bối cảnh năm nay là năm nay là năm quốc tế của liên hợp quốc về tình hữu nghị giữa các nền văn hóa do Unesco khởi xướng”, bà Irina Bokova nhấn mạnh.
Theo bà, Hoàng thành Thăng Long là minh chứng cho 10 thế kỷ giao lưu và giao thoa văn hóa từ khắp nơi ở châu Á. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhắc chúng ta rằng, bản thân Việt Nam được sinh ra từ sự giao thoa giữa các dân tộc phương Đông và phương Tây.
Tổng Giám đốc Unesco cũng cho rằng, những nỗ lực của đã biến Việt Nam thành một quốc gia của tương lai, một đối tác quan trọng và được coi trọng trên trường quốc tế, là một trong 8 quốc gia thí điểm của Liên hiệp quốc, Việt Nam chính là một điển hình về cải cách hợp tác quốc tế.
Tận mắt chứng kiến những thay đổi của Hà Nội, Việt Nam, bà Irina Bokova đánh giá: “Bất cứ ai đến Việt Nam cũng choáng ngợp bởi nền kinh tế năng động và những công trình xây dựng, với những con đường, những cây cầu, những tòa nhà chọc trời mọc lên nhanh chóng. Các bạn đang đảm nhận một trọng trách đầy thách thức trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, đảm bảo sự thịnh vượng cho một khu vực được coi là tương lai của thế giới. Điều này cũng khẳng định sự vượt trội chung của các bạn”.
Bà Irina Bokova cho biết, Unesco và Asean có quan hệ hợp tác lâu dài và gắn bó. Hai bên đang cùng nhau dự thảo một thỏa thuận nhằm tăng cường quan hệ trên 3 lĩnh vực: giáo dục, biến đổi khí hậu và đa dạng văn hóa. Đây là những lĩnh vực mà theo bà là cốt yếu cho phát triển bền vững.
“Thay mặt cho tổ chức Unesco và nhân danh cá nhân tôi gửi tới các bạn tình cảm hữu nghị và lòng kính trọng. Các bạn hãy giữ gìn di sản của mình. Chúc thiên niên kỷ mới mang đến cho các bạn hòa bình và thịnh vượng”, bà Irina Bokova kết lại bài phát biểu.

 Tiếp sau đó, Tổng Giám đốc UNESCO, bà Irina Bokova đã  trao bằng Di sản văn hoá thế giới khu Trung tâm hoàng thành Thăng Long cho lãnh đạo Thành phố Hà Nội.
 Bà Irina Bokova cho biết bà rất vinh hạnh được mặc chiếc áo dài cùng dự Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội.
 “Trái tim của chúng ta cùng hoà một nhịp đập và Thần Kim Quy và Cụ Rùa cũng đang lắng nghe chúng ta”, bà Irina Bokova nói.
Theo bà, Unesco luôn có mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, Unesco đã trao cho Hà Nội danh hiệu thành phố vì hoà bình và cùng Việt Nam tổ chức kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh…
“Trung tâm hoàng thành được công nhận là di sản là một vinh dự nhưng cũng mang đến trách nhiệm mới cho các bạn. Kể từ ngày hôm nay, các bạn có trách nhiệm gìn giữ quảng bá cho nhân loại. Không có biểu tượng nào về hoà bình lại hơn một di sản...”, bà Irina Bokova nhấn mạnh.
Bà Irina Bokova đánh giá, nỗ lực của Việt Nam đã biến đất nước thành một đối tác quan trọng trên trường quốc tế. Bất kỳ ai đến Việt Nam cũng choáng ngợp vì sự phát triển với những cây cầu, con đường, toà nhà mọc lên khắp nơi.
Bà Irina Bokova gửi tới người dân Việt Nam lời chúc tình hữu nghị và không quên nhắn nhủ, hãy giữ gìn di sản.

Các Mác - nhà tiên tri vĩ đại


Các Mác - nhà tiên tri vĩ đại
Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, tự nhiên nhiều người nghĩ tới Các Mác (Karl Marx), triết gia, nhà kinh tế vĩ đại thế kỷ XIX, tác giả bộ Tư bản nổi tiếng, trong đó có nhiều luận điểm rất thích hợp dùng để phân tích cuộc khủng hoảng hiện nay.
Giáo sư Leo Panitch ở trường đại học York tại Toronto, Canada, biên tập viên tờ Socialist Register vừa có bài viết đăng trên tạp chí Chính sách ngoại giao (Foreign Policy) của Mỹ, số 5-6 năm 2009 dưới đầu đề Mác hoàn toàn hiện đại (Thoroughly Modern Marx). Chúng tôi xin trích giới thiệu cuốn sách này. Các ghi chú trong ngoặc và các đầu đề phụ là của người dịch.
Đi trước thời đại
Khủng hoảng kinh tế một lần nữa kích thích mọi người quan tâm đến Các Mác. Lượng tiêu thụ bộ sách Tư bản (tiếng Đức Das Kapital) tăng vọt; riêng một nhà xuất bản ở Đức năm 2008 bán được trên 10 nghìn cuốn, so với hơn 100 cuốn bán được năm 2007.
Điều đó đánh dấu cuộc khủng hoảng quy mô rộng và ảnh hưởng lớn lần này đã khiến chủ nghĩa tư bản toàn cầu và các “vệ sĩ” của nó rơi vào một cuộc khủng hoảng hình thái ý thức.
Thế nhưng cùng lúc niềm tin vào chủ nghĩa tự do mới (neoliberal orthodoxies) đã tan vỡ, thì tại sao chủ nghĩa Mác bây giờ sống lại ?
Trước hết, Mác đi trước thời đại của mình rất xa, ông đã dự đoán được sự toàn cầu hóa thành công của chủ nghĩa tư bản trong mấy chục năm gần đây. Mác dự đoán chính xác một số yếu tố quan trọng gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay: trong một thế giới gồm các thị trường cạnh tranh nhau, nền sản xuất hàng hóa và sự đầu cơ tài chính tiền tệ, những gì ông gọi là “mâu thuẫn” chính là thứ cố hữu bẩm sinh của thế giới đó. 
Mác hoàn tất bộ tác phẩm lớn của mình vào lúc cuộc đại cách mạng Pháp và cuộc chiến tranh độc lập ở Mỹ mới kết thúc chưa đầy một trăm năm (bộ Tư bản tập I xuất bản năm 1867; hai tập sau do Ăng-ghen chỉnh lý xuất bản năm 1885 và 1894, khi Mác đã qua đời), nhưng ông đã dự kiến trước được sự run rẩy của công ty AIG và Bear Stearns xảy ra hơn một thế kỷ rưỡi sau.
Ông nhìn thấy rất rõ cái ông gọi là “tác dụng cách mạng nhất” của giai cấp tư sản phát huy được trong lịch sử loài người – các nhà tư sản ấy là bậc tiền bối của những chủ ngân hàng và cán bộ lãnh đạo cấp cao các công ty ở phố Wall Street hiện nay.
Đúng như Mác viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “Nếu giai cấp tư sản không thường xuyên cải cách công cụ sản xuất, từ đó không làm cho quan hệ sản xuất – cũng tức là toàn bộ mối quan hệ xã hội, thường xuyên cải cách, thì giai cấp đó không thể sống còn.”
Song dù là ở thời đại Mác hay thời đại chúng ta, Mác đều không phải là người thúc đẩy công cuộc toàn cầu hóa tư bản. Nhưng Mác cho rằng “Nhu cầu không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm đã thúc đẩy giai cấp tư sản đi tới khắp nơi trên toàn cầu”, và thấy được sự phát triển chủ nghĩa tư bản sẽ không thể tránh khỏi dẫn tới việc “mở đường cho những cuộc khủng hoảng sâu sắc rộng khắp hơn”.
Mác hiểu rõ các hành vi đầu cơ sẽ gây ra khủng hoảng và làm cho nó xấu đi, các hành vi ấy có sức phá hoại rất lớn toàn bộ nền kinh tế. Hơn nữa ông còn nhìn rõ biện pháp gọi là thông qua cải cách kiểu tiệm tiến (incremental reform) để mãi mãi tránh khỏi khủng hoảng chẳng qua là một ảo tưởng chính trị.
Như mọi cuộc cách mạng, Mác mong muốn trong đời mình sẽ nhìn thấy trật tự cũ bị lật đổ. Nhưng chủ nghĩa tư bản còn có sức sống khá mạnh mẽ; cho dù Mác có sức nhìn thấu suốt, ông chỉ có thể nhìn thoáng qua thấy những sai lầm và đi đường vòng của mấy thế hệ giai cấp tư sản trong tương lai. Nhưng lời của Mác hôm nay vẫn rất có ý nghĩa.
Chủ nghĩa tư bản là “Thầy phù thủy” không kiểm soát nổi ma quỷ
Nếu Mác nhìn thấy sự suy thoái kinh tế hiện nay, nhất định ông sẽ muốn trình bày nguyên lý các khiếm khuyết bẩm sinh của chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng hiện nay. Ông sẽ hiểu rõ sự phát triển lĩnh vực tài chính tiền tệ như chứng khoán hóa và các sản phẩm thứ sinh của tiền tệ đang làm cho thị trường gặp đầy những rủi ro về sự hòa nhập kinh tế.
Mấy chục năm nay, hệ thống tài chính toàn cầu có ảnh hưởng lớn và không ổn định đã có đóng góp cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu, song nó cũng tạo ra một loạt các bong bóng tiền tệ không tránh khỏi. Trong đó bong bóng nguy hiểm nhất thì xuất hiện trong ngành nhà đất Mỹ. Do ngành này phát huy tác dụng nòng cốt trong lĩnh vực duy trì nhu cầu tiêu dùng và thúc đẩy thị trường tài chính quốc tế nên sự nổ vỡ bong bóng đã gây tác động sâu sắc trên toàn thế giới.
Không nghi ngờ gì nữa, Mác hẳn sẽ cho rằng cuộc khủng hoảng này là một thí dụ hoàn mỹ chứng tỏ chủ nghĩa tư bản giống như một “thầy phù thủy (sorcerer), song lại bất lực trong việc điều khiển bày ma quỷ do mình gọi ra.”
Tuy rằng chúng ta hiện đang lún sâu vào cảnh khốn khó nhưng Mác không hề có ảo tưởng với quan điểm cho rằng bản thân các khó khăn kinh tế sẽ có thể mang lại sự thay đổi. Mác hiểu rất rõ: chủ nghĩa tư bản sản sinh và nuôi dưỡng sự cô lập của xã hội. Ông viết: Trong hệ thống đó, “ngoài mối quan hệ lợi hại trắng trợn và sự trao đổi tiền mặt tàn nhẫn ra, giữa người với người chẳng còn bất kỳ mối liên hệ nào khác”.
Trước những khủng hoảng cá nhân như công nhân bị nhà máy sa thải, sự cô lập xã hội gây ra bởi tính vị kỷ sẽ dẫn tới trạng thái tiêu cực của mọi người. Tình trạng cô lập xã hội đó cũng ngăn cản việc tập hợp những công dân hành động tích cực, tư tưởng giác ngộ để áp dụng các phương thức cấp tiến nhằm thay thế chủ nghĩa tư bản.
Trước hết Mác sẽ hỏi làm thế nào để khắc phục tình trạng tiêu cực xã hội đó. Mác cho rằng công đoàn và chính đảng công nhân khi ấy đã tiến lên một bước. Bởi vậy trong Tư bản ông viết: “Mục tiêu trước mắt” là “tổ chức những người vô sản thành một giai cấp” và “nhiệm vụ quan trọng” của giai cấp này là “giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh cho dân chủ”.
Tìm kiếm các phương án thay đổi chủ nghĩa tư bản
Song hiện nay còn chưa xuất hiện quan điểm hăng hái thực hiện biến đổi. Khoảng trống này có lẽ là điều làm Mác đau đầu hơn cả. Tại Mỹ gần đây có nhiều kiến nghị thu hút sự chú ý của dư luận bị châm biếm là “chủ nghĩa xã hội”; nhưng đó chẳng qua là các kiến nghị ấy tiến bộ hơn so với các đề nghị của phái tả trong đảng Dân chủ mà thôi.
Điều mỉa mai là phương án cấp tiến nhất, được nhiều người nói tới nhất lại là phương án của một người vốn không theo chủ nghĩa Mác. Đó là nhà kinh tế Williem Buiter ở trường Kinh tế Luân-đôn (London School of Economics), cựu thành viên của Ủy ban Chính sách Tiền tệ thuộc Ngân hàng England.
Buiter đề nghị chuyển toàn bộ ngành tài chính tiền tệ thành một ngành phục vụ công ích (public utility). Ông cho rằng không có lý do nào để các ngân hàng tiếp tục tồn tại như những tổ chức kiếm lời của tư nhân.
Đề nghị này dường như đáp ứng yêu cầu của Mác viết trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản: “tập trung mọi khoản tín dụng vào ngân hàng nhà nước (centralization of credit in the banks of the state)”. Đối với Mác, việc triệt để thay đổi hệ thống ngân hàng sẽ nâng cao ý nghĩa quan trọng của việc giai cấp công nhân giành thắng lợi trong cuộc “đấu tranh dân chủ (the battle of democracy)”.
“Từ tài chính hóa nền kinh tế tới xã hội hóa ngành tài chính tiền tệ là một bước nhỏ của các luật sư, song lại là một bước tiến lớn của nhân loại” – Buiter viết.
Rõ ràng, để có được những chủ trương cấp tiến, bạn không cần phải là một nhà mác-xít. Song bạn cần nhận thức được là sự thay đổi cấp tiến không thể bắt đầu từ “một bước nhỏ của các luật sư”. Bạn cần có một chút tư duy của chủ nghĩa Mác.
Các Mác sẽ bảo bạn là nếu không dựa vào các phong trào cấp tiến và đảng phái để phát triển lực lượng quần chúng thì sẽ không thực hiện được việc xã hội hóa ngành tài chính tiền tệ (nguyên văn: sẽ rơi trên một mảnh đất cằn cỗi).
Về cơ bản, trong vài thập niên tới các đảng phái (ở Mỹ) sẽ không nghiêm chỉnh thảo luận vấn đề có nên dùng phương thức cấp tiến để thực hiện việc dân chú hóa nền kinh tế hay không. Còn chúng ta thì cho tới nay vẫn cứ trả giá cho sự bài bác những ý tưởng đó. Mác từng phân tích các nhân tố phi lý tính trong lô-gich cơ bản bắt rễ từ thị trường tư bản chủ nghĩa, mà giờ đây các nhân tố đó đang tái xuất hiện.
Để duy trì cán cân thu chi, tất cả các nhà  máy và công ty đều thải lao động và giảm lương; mà tình trạng công việc không ổn định thì sẽ làm giảm nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế. Đúng như Mác nói, hành vi lý tính vi  mô sẽ gây ra kết quả xấu nhất cho nền kinh tế vĩ mô. Giờ đây chúng ta đã thấy là việc coi nhẹ (lý luận của) Mác mà chỉ tin vào “bàn tay vô hình” của Adam Smith, sẽ đưa người ta đến tình huống (khó khăn) như thế nào.
Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay không chỉ hé lộ những tư duy phi lý tính trên lĩnh vực tài chính. Chẳng hạn Tổng thống Mỹ Obama đề nghị dùng việc mua bán hạn ngạch tín dụng các-bon (carbon credits) làm biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu: các doanh nghiệp phù hợp tiêu chuẩn thải có thể bán hạn ngạch tín dụng các-bon cho các doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn đó. Nghị định thư Kyoto kêu gọi xây dựng hệ thống trao đổi tương tự giữa các quốc gia với nhau.
Nhưng cả hai đề án này đều có một vấn đề tồn tại nguy hiểm: chúng đều phụ thuộc vào thị trường các sản phẩm thứ sinh yếu đuối dễ thay đổi, bẩm sinh dễ chịu ảnh hưởng của sự thao túng của nhà nước và sự sụp đổ của tín dụng.
Mác sẽ kiên trì nói việc giải quyết các vấn đề toàn cầu như vấn đề khí hậu đòi hỏi chúng ta phải phá bỏ tư duy thị trường tư bản chủ nghĩa chứ không phải là sử dụng nhà nước để tăng cường kiểu tư duy ấy.
Nhưng việc xây dựng các thể chế mới và phát động các phong trào mới nhằm tạo ra sự thay đổi thì phải bắt đầu từ trong nước. Mác kêu gọi "Lao động toàn thế giới đoàn kết lại" và khẳng định rằng giai cấp công nhân mỗi nước đều “trước tiên phải thanh toán giai cấp tư sản trong nước mình (settle things with their own bourgeoisie)”.
Các biện pháp thay đổi thể chế kinh tế, chính trị và luật pháp hiện có “dĩ nhiên cần tùy theo tình hình mỗi nước”. Song dù trong tình hình nào, Mác đều sẽ nhấn mạnh phải tạo ra sự thay đổi tận gốc, trước hết mọi người phải mạnh dạn suy nghĩ lại.
Khả năng xảy ra tình hình nói trên như thế nào? Ngay cả khi cuộc khủng hoảng tài chính đang hút cạn máu của nhân dân nhiều nước, khiến cho dân chúng khắp nơi cảm thấy bất ổn, hơn nữa hệt như trước kia, nhân dân lao động bình thường vẫn chịu sự bóc lột và áp bức nặng nề, do đó họ không thể đưa ra sự phán đoán chính xác.
Giả thử Mác còn sống tới bây giờ, ông sẽ không trình bày chính xác cuộc khủng hoảng hiện nay bao giờ sẽ kết thúc và kết thúc bằng cách nào. Nhưng Mác hẳn sẽ vạch ra cuộc khủng hoảng đó là một bộ phận không thể tách rời trong sự tồn tại năng động của chủ nghĩa tư bản.
Các nhà chính trị cải lương cho rằng họ có thể loại bỏ được sự bất bình đẳng giai cấp cố hữu, loại bỏ khủng hoảng chu kỳ liên tục trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính họ mới là những nhà không tưởng đích thực của thời đại chúng ta.
Nếu như cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay nói lên một vấn đề gì, thì đó là: Các Mác là nhà hiện thực vĩ đại (Marx was the greater realist).    

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

SỰ KHÁC BIỆT CULTURAL HAI MIỀN

SỰ KHÁC BIỆT DÂN CHƠI HAI MIỀN




Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.

Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.

Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu

Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.

Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.

Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.

Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.

Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.

Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt … luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.

Gái nam mà có chồng tòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì.

Gái bắc mà ko hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần đ’o gì”. Bình đẳng giới mà

Gái nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.

Nhưng gái nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.

Gái bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình

Cà phê:

Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus

Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn

Sài Gòn: Đt Cafe + ít sữa + đá + đá + đá … + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có 1 ấm trà to tướng … chan vào cafe uống ? hết lại có thêm (không cần xin)

Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc

Ăn trưa:

Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi

Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền

Gọi điện ngoài đường:

Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe – dắt lên vỉa hè – quay ngược đầu xe – nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió

Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại – cho cả thế giới biết bạn là ai

Cảm ơn:

Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn

Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn

Cơn mưa:

Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn – đỏng đảnh nhưng mau quên

Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội – âm ỉ và dai dẳng

Ăn mặc:

Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex

Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ

Xe máy:

Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh

Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ

Giao thông:

Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái – nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi

Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi – nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý

Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải

Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái

Trà đá:

Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng

Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí

Ăn phở

Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa

Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê

Giầy vớ:

Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ

Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày

Con đường:

Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách

Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm

Đụng hàng:

Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau

Con gái Hà Nội: “Tớ với ấy cùng mua nó nhé?”

Con gái Sài Gòn: “Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác”

Dao dĩa:

Khi bạn nói: “Cho tôi thêm một cái dĩa” với người bồi bàn

Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa

Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa

Tỏ tình:

Khi bạn nói với một cô gái: “Thế em có yêu anh không?”

Con gái Hà Nội: “Nếu nói không thì sao”

Con gái Sài Gòn: “Tại sao lại không nhỉ!”

Ăn sáng:

Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: “Đi ăn sáng với tớ nhé?”

Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!

Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!

Dạ vâng:

Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa

Ở Hà Nội: Bạn nói: “Dạ, vâng!”

Ở Sài Gòn:! Đã “Dạ” thì khỏi cần “Vâng”

Chào hỏi:

Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về

Ở Hà Nội: “Cháu chào cô cháu về!”

Ở Sài Gòn: “Con thưa dì con dzìa!”

Giàu có:

Bạn được coi là giàu có khi…

Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền

Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền

Giữ xe hàng quán:

Hà nội: Giữ xe miễn phí

Sài gòn: “Anh cho xin 2 ngàn”

Uống bia:

Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn

Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa

Karaoke:

Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ

Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ

Xôi:

Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ

Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi

Phở:

Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy

Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)

Siêu thị:

Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực

Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình

Nhà sách:

Hà Nội : Nhân viên hách dịch

Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi

Chùa chiền:

Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa

Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh

Tào phớ:

Hà Nội: Lát mỏng, nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!

Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài

Cắt chanh:

Hà Nội: Bổ ngang

Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bờ phần giữa

Lơ đễnh đụng phải xe dừng đèn đỏ đằng trước:

Hà Nội: Đan Mạch…..

Sài Gòn: Nạn nhân chỉ quay lại xem thủ phạm là ai rồi… chờ đèn xanh tiếp

Cây xanh:

Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo

Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai

Tán gái:

Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ

Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán

Cuối tuần:

Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi

Sài Gòn: đi ăn tiệm

Chất chơi và chất chiến:

Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có.

Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu???

Chợ tình:

Chợ tình Sài gòn: Anh hai có sài em hông

Chợ tình Hà nội: Chơi gái không đại ca

Xe:

Hà Nội : hiếm gặp những xe đời cũ

Sài Gòn : những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố

SG: chả ram , chả giò

HN: nem rán

Vá xe:

Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm… em xin 5 ngàn thôi

Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho

Hồ:

Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to

HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại

Xe khách:

Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) không đón thêm nếu đã đầy

Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!

Shopping thì Hà Nội thua đứt TPHCM rồi:

HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!

SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghe’’ em nha.

Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):

HN: Đồ dở hơi

SG: Quân mắc dịch

Hài:

HN: Nặng về lời nói.

SG: Nặng về cử chỉ.



Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!

Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!

Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!

Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhưng dễ hiểu!

Tiệm Internet:

Hà-nội: ít nhưng rẻ!

Sài-gòn: nhiều mà mắc!

Nhà cửa:

Sài-gòn: rộng và sâu

Hà-nội: nhỏ và ngắn

Chào hỏi:

Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng bằng lời nói!

Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!

Về đồ ăn:

Người HN hay ăn mặn

Người SG hay ăn đồ ngọt

Phong cách sống:

Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó

Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn

Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy

Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá

Thuốc lá:

Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA

Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai

Biển quảng cáo:

Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng

Ở SG, càng hài hước càng thu hút mọi người

HN có bún chả

SG có cơm tấm

Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu

Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã

Gời điện về việc kinh doanh:

Hà Nội: chú là con ai đấy?

SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!

Phát triển dự án:

SG: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?

HN: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?

HN: Yêu vẫn phải giữ

SG: Yêu là hết mình luôn

Giục người bán hàng gói nhanh lên:

SG: Vâng em làm ngay đây

HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!

Khi khách đến nhà :

HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ

SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi

2 người bạn nói chuyện với nhau :

HN: Tớ nói cho cậu nghe cái này nhé

SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè

Khi ai cho mình cái gì:

HN: Vâng quí hóa quá

SG: Trời ơi dữ hông

Khen đồ ăn ngon:

HN: Ngon tuyệt cú mèo

SG: Ngon bá chấy bọ chét

Khen vật gì to:

Hà Nội: To vật vã.

Sài Gòn: Bự bành ki

HN : bắt nạt

SG : ăn hiếp

HN : mất điện, mất nước

SG : Cúp điện, cúp nước

Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương

con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện

Người SG nói: dễ hiểu

Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu

Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon

Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp

Nói về ngu:

Hà nội: ngu hết phần chó

Sài gòn: ngu như heo.

Về hoa quả:

Hà nội: quả táo,

Sài gòn: trái bom

Hà nội: quả dứa

Sài gòn:trái thơm

Hà nội: Buôn dưa lê

Sài gòn: Tám

Uống bia:

Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly

Sài gòn: Chai của ai người ấy uống

Uống rượu:

Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh

Hà nội: Bắc cạn và không được …giảm sóc

Khách sạn:

Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ

Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu

Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ:

Sông kim ngưu ở hà nội

Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn

Sài Gòn gọi là xí muội

Hà Nội gọi là ô mai

Hà Nội: Mời cơm … ứ dám ăn

Sài Gòn: Mời cơm là … phải ăn

Hà nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất

HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất

Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.

HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.

Hà nội: Gội đầu thư giãn

Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ & hớt tóc máy lạnh.

Thực ra vào trong đó thì như nhau

Hà Nội: nỡm ạ

Sài Gòn: quỷ sứ & đồ quỷ

Hà Nội: đèo em nhá

Sài Gòn: chở em

Sài Gòn: hun

Hà Nội: hôn

Uống Cafe:

Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm

Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ

Nếu bạn gọi một ly nâu:

Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen

Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa

Nếu bạn muốn uống cà phê sữa:

Ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạc sửu

Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời – không có, hoặc bạn bị coi là…hâm.

Sinh viên và cave:

Sài gòn: nhiều em sinh viên trông như cave

Hà nội: nhiều em cave trông như sinh viên

Ca ve:

Khi bạn vừa thanh toán xong tiền cho cave…

Cave Hà Nội: “Cho em xin thêm 10 nghìn để còn đi xe ôm về?”

Cave Sài Gòn: “Em bớt cho anh 10 ngàn, lần sau nhớ kiu em nha..”





Đăng trong: Thư giãn (Relax)

Thứ Hai, 16 tháng 8, 2010

Đố mẹo

Những câu đố mẹo
 1. Có hai người mặt mũi đều giống nhau, ngày tháng năm sinh và giờ sinh cũng giống nhau, nhưng họ không nhìn nhận là sinh đôi, vì sao?
2. Có một người không cẩn thận té xuống giếng nước, quần áo ướt đẫm hết mà không thấy tóc ướt tí nào, tại sao? 
3. Tại sao có những kẻ lưu manh ngồi xe tắc xi không cần phải trả tiền xe? 
4. Chồng người da đen, vợ người da trắng vừa sinh một đứa bé, răng của nó màu gì? 
5. Một cầu thủ bóng đá nổi tiếng có một đứa em trai, nhưng đứa em trai đó không chịu nhận cầu thủ đó là anh của mình, sao vậy? 
6. Có một người cởi quần trước công chúng tại chân cầu thang mà không ai cản, cũng chẳng ai để ý ngó ngàng tới, tại sao? 
7. Vì muốn sang Mỹ du học,có 1 người lúc nào cũng nghĩ đến chuyện học ở Mỹ, thử hỏi xem người đó ít nhất phải tốn bao nhiêu tiền?
8. Nhà Nam có năm anh em, người đầu tiên tên Nhất Mao, người thứ hai tên Nhị Mao , người thứ ba tên Tam Mao, người thứ tư tên Tứ Mao, vậy người thứ năm tên gì?
9. Người vừa khóc vừa cười gọi là người gì? 
10. Một con ngựa đầu quay về phía Đông, hỏi đuôi nó quay về phía nào? 
11. Hai người đào trong 2 giờ thì được một cái hố. Vậy hỏi một người đào trong một giờ thì được mấy cái hố? 
12. Bên trái đường có một căn nhà xanh, bên phải đường có một căn nhà đỏ. Vậy, nhà trắng ở đâu? 
13. Bạn bị mắc kẹt trong một chiếc xe hơi mui kín. Bây giờ làm sao để ra đây?
14. Khi nào thì Giáng sinh và Năm mới ở trong cùng một năm?
15. Một con ngựa bị cột vào một sợi dây chỉ dài 5 mét. Xung quanh con ngựa chỉ có một bó rơm cách nó 10 m. Làm sao con ngựa có thể ăn được bó rơm đó?
16. Ở Việt Nam có 5% số người sử dụng điện thoại không có tên trong danh bạ điện thoại. Nếu ta lấy ngẫu nhiên 100 người trong danh bạ thì trung bình sẽ có bao nhiêu người không có số điện thoại
17. Vua gọi hoàng hậu bằng gì? 
18. Phụ nữ có cơ quan nào là quan trọng nhất ?
19. Xe điện chạy với vận tốc 20km/h, gió thổi với vận tốc 2m/s ngược chiều xe, hỏi khói xe bay với vận tốc bao nhiêu ? 
20. Đọc kỹ câu sau :"Đang đêm đứa nào phá vậy ? Coi chừng ông đá cho một đá". Có mấy chữ "đ" trong đó? 
21. Vào đêm tối, bạn đi lạc vào một căn nhà tối, trong túi bạn có một hộp diêm, trong ngôi nhà có một bó củi, một cây đèn đầy dầu, một cái ngọn đuốc tẩm xăng, bạn sẽ đốt cái nào lên trước ?
22. Bạn đang viết sách thì làm rớt cây bút vào ly cà phê đầy . Nhưng cây bút lại không ướt tí nào, tại sao vậy?
23. Cái gì mà bạn ngủ trên đó, ngồi trên đó và đánh răng ?
24. Một người cảnh sát giao thông gặp đèn đỏ liền dừng lại. Ngay lúc đó, một chiếc xe khác chạy ngang qua xe người cảnh sát. Tại sao người cảnh sát không rượt theo người kia?
25. Năm 1983, một con ngựa non, màu trắng như tuyết, đã thắng trong cuộc đua ngựa ở Việt Nam. Tên của con ngựa là gì ?
1.khác cha mẹ
2.cũng có thể mặc quần áo ướt nhảy vào giếng ko có nước
3.vi chính lái xe là lưu manh
4.mới đẻ ko có răng
5.vì cầu thủ la nữ
6.quần áo mưa
7.mới thủ nghĩ mà
8.tên la nam
9.làm gì vừa kgocs vừa cười được
10.quay xuống dưới
11.ko được hố nào
12.mỹ
13.mở cửa
14.năm nào cũng có
15.cứ ăn tự nhiên vì đầu kia để ko mà
16.0
17.miệng
18.hội liên hiệp
19.xe điện ko có khói
20.Đ ko phải la chữ nên chẳng có chữ đ nào
21.que diêm
22.đang viết thì không rơi bút được.
23.cái nhà
24.vì người kia đi ngược chiều.
25. viêt nam năm đó ko tổ chức đua ngựa  

Thứ Ba, 1 tháng 6, 2010

NHỮNG NGUYÊN TẮC THÀNH CÔNG TRONG ĐÀM PHÁN

1. Ấn tượng ban đầu.
Không nên đối đầu ngay với đối tác đàm phán bằng những yêu cầu định hỏi. Trước hết phải tạo ra một không khí tin cậy, dễ chịu bằng một vài câu nói mang tính cá nhân bằng cử chỉ và thái độ vui vẻ, dễ chịu. Bạn luôn nhớ rằng sẽ không bao giờ có cơ bội lần thứ hai để gây ấn tượng ban đầu. Sau đó bạn sẽ bắt đầu nói về chủ đề nội dung mà bạn định đàm phán, thương thuyết với đối tác.
2. Chú ý tới các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán.
Ít nhất một nửa thông tin định truyền đạt trong đàm phán được thông qua và tiếp nhận qua các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể bạn. ít nhất một phần ba thông tin được tiếp nhận thông qua tiếng nói, giọng điệu và cách nói của người đàm phán. Một gương mặt hồ hởi, thái độ cởi mở sẽ nhanh chóng tạo nên thiện cảm từ phía đối tác đàm phán. Ý thức đánh giá cao, coi trọng đối tác của người đám phán sẽ thể hiện ngay trong cách thể hiện, giọng điệu và cách nói. Chỉ có thể đàm phán và thuyết phục thành công nếu tự người đàm phán không có ý thức và cảm giác mình sẽ hoặc đang đóng kịch với đối tác.
3. Phải xác định rõ mục tiêu đàm phán và luôn luôn bám sát theo đuổi mục tiêu này trong suốt quá trình đàm phán.
Người nào không biết rõ mình muốn gì thì sẽ thường đạt được kết quả mà mình không mong muốn. Vì vậy, trước khi vào cuộc đàm phán thương thuyết, người đàm phán phải cố gắng chia tách mục tiêu cuối cùng của mình thành những mục tiêu nhỏ mà mình phải trao đổi với đối tác và đạt được kết quả. Nếu càng có nhiều mục tiêu cụ thể và luôn theo đuổi các mục tiêu này trong quá trình đàm phám thì kết quả cuối cùng của đàm phán càng chóng đạt được.
4. Người đàm phán tốt phải biết rèn cho mình có khả năng lắng nghe đối tác nói.
Người ta nói rằng người thắng cuộc bao giờ cũng là người biết nghe. Chỉ có ai thật sự quan tâm chú ý lắng nghe đối tác đàm phán với mình nói gì, muốn gì thì người đĩ mới có những phản ứng, lý lẽ phù hợp có lợi cho mình. Khi nghe đối tác trình bày cần phải biết phân biệt tâm trạng, thái độ của họ. Xem họ có biểu hiện trạng thái quá hưng phấn, bốc đồng, ức chế hay bực bội không. Cũng có thể đối tác đàm phán đang muốn lôi kéo, cuốn hút về một hướng khác và tìm cách khai thác thêm thông tin.
5. Phải biết trình bày, sử dụng từ ngữ một cách khôn khéo, linh hoạt.
Đừng bao giờ nói rằng vấn đề này mình có quan điểm khác mà nên nói về cơ bản mình cũng nghĩ như vậy nhưng chỉ muốn nhấn mạnh thêm điểm này. Ðừng nói thẳng rằng đối tác có cách nhìn nhận sai lầm mà nên nói đó cũng là một cách nhìn nhận đúng nhưng chúng ta cũng thử lật lại vấn đề một lần nữa xem sao. Ðừng bao giờ nói hàng hóa, dịch vụ của mình là rẻ vì rẻ thường đem lại ấn tượng hay suy diễn không tốt về chất lượng. Khi đang tranh cãi, đàm phán về giá cả thì đừng nói: chúng ta sẽ không đạt được kết quả nếu chỉ đàm phán về giá mà nên chuyển hướng. Trước khi tiếp tục đàm phán về giá cả, chúng ta nên trao đổi xem xét thêm chất lượng, hình thức của hàng hóa, phương thức thanh tóan,… Nếu đối tác bị ấn tượng thì vấn đề giá cả không còn quá gay cấn khi tiếp tục đàm phán.
6. Người đàm phán kinh doanh phải biết hỏi nhiều thay vì nói nhiều.
Người nào hỏi nhiều thì người đó sẽ có lợi thế, không chỉ về thông tin mà cả về tâm lý, về tính chủ động trong đàm phán. Những câu hỏi hợp lý khéo léo sẽ chứng minh cho đối tác là mình luôn luôn lắng nghe, quan tâm đến điều họ đang nói. Chính trong thời gian lắng nghe bạn có thể phân tích, tìm hiểu các động cơ, ý muốn của đối tác đàm phán. Tùy từng trường hợp có thể đặt câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp. Câu hỏi trực tiếp thường được đặt ra khi mới bắt đầu đàm phán, giúp giảm bớt khoảng cách giữa hai bên đàm phán và có được nhiều thông tin trước khi thật sự bắt đầu đàm phán. Các câu hỏi gián tiếp cũng có thể là câu hỏi đón đầu, thường sử dụng ở những giai đoạn sau của cuộc đàm phán thương thuyết. Khi cần làm rõ hay khẳng định một điều gì, nên đặt câu hỏi sao cho đối tác chỉ cần trả lời có hay không. Tất nhiên phải thận trọng nếu đặt nhiều câu hỏi loại này vì sẽ gây cho đối tác cảm giác bực mình, khó chịu.
7. Người đàm phán cần phải biết mình có thể được phép đi tới đâu, tự do đàm phán tới giới hạn nào.
Ðâu là điểm thấp nhất mà mình có thể chấp nhận được. Ðâu là điểm mình không bao giờ được thay đổi theo hướng có lợi cho đối tác. Biết được giới hạn đàm phán, tức là sẽ biết được thời điểm phải ngừng hay chấm dứt đàm phán và chuyển hướng, tìm phương án giải quyết khác. Không phải cuộc đàm phán thương thuyết thương mại nào cũng dẫn đến ký kết hợp đồng thương mại. Người có khả năng đàm phán tốt phải là người có đủ dũng cảm và quyết đóan không chịu ký kết một hợp đồng kinh doanh nếu có thể gây bất lợi cho mình. Ðể đàm phán thành công, không nên thực hiện cứng nhắc theo nguyên tắc “được ăn cả, ngã về không”.
8. Ðể thành công trong đàm phán kinh doanh, cần có một ý thức, tư duy sẵn sàng thoả hiệp nếu cần thiết.
Có khi “một món quà nhỏ”, một sự nhường nhịn, chấp nhận nhỏ cho đối tác thì có thể đem lại cho bạn cả một hợp đồng kinh doanh béo bở. Ðàm phán kinh doanh là một quá trình thường xuyên phải chấp nhận “cho và nhận”; phải cân nhắc so sánh, phải tranh luận và chờ đợi. Ðừng nên để xuất hiện cảm giác lộ liễu có người thắng và người thua sau cuộc đàm phán kinh doanh, nếu như bạn còn tiếp tục kinh doanh với đối tác đó. Kết quả đàm phán là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai bên. Vì vậy, khi đàm phán không chỉ chú ý cứng nhắc một chiều quyền lợi, mục đích riêng của một bên mà phải chú ý đến cả nhu cầu của bên kia.
9. Ðể tránh cho những hiểu lầm vô tình hay hữu ý và để tránh nội dung đàm phán, thương thuyết bị lệch hướng, nhà đàm phán phải biết nhắc lại kết luận những điểm đã trao đổi, thống nhất giữa hai bên trước khi chuyển sang nội dung đàm phán mới.
Làm được điều đó tức là nhà đàm phán đã chủ động điều tiết buổi thương thuyết. Những điểm chưa rõ có thể sẽ được giải quyết khi được nhắc lại. Nếu khéo léo thì nhà thương thuyết có thể đưa cả hướng giải quyết cho điểm nội dung đàm phán tiếp theo. Thực hiện việc nhắc lại và tóm tắt từng nội dung đã đàm phán sẽ giúp cho nhà thương thuyết luôn luôn không xa rời mục tiêu đàm phán, quá trình đàm phán trở nên có hệ thống, bài bản và là cơ sở cho những lần đàm phán tiếp theo.
Gây ấn tượng khi gặp đối tác
Bạn là người thường xuyên gặp gỡ các đối tác? Vậy bạn đã bao giờ nếm mùi thất bại? Nếu có hãy thử tìm hiểu xem mình còn thiếu sót điều gì nhé!
Bạn là người thường xuyên gặp gỡ các đối tác? Vậy bạn đã bao giờ nếm mùi thất bại? Nếu có hãy thử tìm hiểu xem mình còn thiếu sót điều gì nhé!
Là bộ mặt của công ty, bạn phải thể hiện thế nào để đối tác thấy được tác phong trong công việc của công ty mình. Nếu làm ẩu, bạn sẽ đánh mất tất cả những cố gắng của các nhân viên khác.
Để thiết lập được một mối quan hệ tốt trong làm ăn, trước tiên bạn phải biết cách gây ấn tượng với đối tác. Hãy học cách "bắt" đối tác phải nhớ tới mình ngay sau lần gặp đầu tiên.
Trước tiên, bạn nên nhớ, không chỉ chú ý gây ấn tượng khi gặp trực tiếp mà ngay cả khi giao tiếp qua e-mail, điện thoại, bạn cũng phải tìm cách ghi dấu ấn tốt với người bên kia.
Vậy thì hãy học nhanh một chút mẹo nhỏ để khỏi phải làm họ thất vọng.
1. Ăn mặc ấn tượng
Thật ra, ăn mặc ấn tượng luôn luôn có lợi ở mọi hoàn cảnh và điều đó càng có lợi hơn trong kinh doanh, giao tiếp làm ăn. Ấn tượng ở đây không có nghĩa là gây sốc. Bạn nên mặc làm sao để thể hiện sự nền nã, sang trọng, lịch sự nhưng vẫn toát lên được cá tính của mình. Điều quan trọng hơn cả là hãy diện một bộ đồ vừa vặn với mình, làm tôn lên vẻ đẹp cơ thể vì cái đẹp luôn gây ấn tượng tốt. Hơn nữa, khi bạn mặc đẹp, bạn chắc chắn được ghi thêm điểm ở sự tự tin.
Bạn cần chọn một bộ trang phục phù hợp với hoàn cảnh. Nếu bạn hẹn đối tác ở một bữa dạ tiệc, không nhất thiết cứ phải đóng bộ đồ văn phòng. Đừng quá cầu kỳ trong các chi tiết nhưng nên chú ý đến chất liệu vải và tuyệt đối không mặc đồ nhàu. Một bộ quần áo nhếch nhác khiến đối tác nghĩ công việc kinh doanh của bạn không tốt.
2. Nói năng rõ ràng
Không gì bực bội hay khó chịu hơn việc phải giao tiếp với một người mà không hiểu họ đang nói gì. Nói quá nhỏ, người đối diện phải căng tai ra và luôn luôn phải hỏi lại. Nói quá to thì tất nhiên là bất lịch sự. Cũng đừng nói quá nhanh hay quá ề à, gây ức chế cho người đang lắng nghe. Tóm lại, việc nói rõ ràng, dễ hiểu cũng không quá khó, chỉ cần bạn chú ý tập luyện một chút là được.
3. Thường xuyên sử dụng tên
Hãy dành ít phút để nghĩ xem gần đây bạn đã gặp những ai và ghi nhớ tên của họ. Chắc chắn bạn sẽ gây ngạc nhiên thích thú cho đối tác khi bạn gọi đúng tên họ giữa đám đông dù cả hai đã không liên lạc với nhau nhiều tháng rồi.
Nếu đối tác trùng tên với bạn thì chắc hẳn cuộc trao đổi công việc sẽ thân thiết hơn rất nhiều.
Hãy thường xuyên gọi tên của họ trong lúc nói chuyện, đồng thời tự xưng tên mình để tạo độ thân mật và "ghi" tên bạn vào bộ nhớ của họ. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không nhớ rõ lắm thì chớ gọi bừa. Không gì tệ hơn là gọi nhầm tên người đối diện.
Nếu trí nhớ của bạn không tốt, sau mỗi buổi gặp gỡ, hãy ghi tên người bạn vừa gặp vào một cuốn sổ kèm theo những thông tin liên quan (chức vụ, tên công ty, tính cách, vóc dáng...) rồi thỉnh thoảng giở ra xem lại.
4. Hóm hỉnh, hài hước
Hài hước luôn gây ấn tượng nếu được sử dụng khôn ngoan và đúng lúc. Một chút hóm hỉnh sẽ thay đổi chút không khí trang trọng buổi giao tiếp ban đầu. Nếu đối tác đang gặp phải tình huống khó xử hoặc vừa gây ra việc gì không hay, bạn có thể vận dụng khả năng hài hước của mình để gỡ rối giúp họ, họ sẽ rất cảm ơn bạn đấy.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nói đùa. Luôn luôn cợt nhả khiến bạn đánh mất sự nghiêm túc cần thiết. Đùa quá đà còn gây khó xử cho người khác. Vì vậy, trước khi đưa ra một câu nói đùa, hãy suy nghĩ cho kỹ hậu quả của nó.
5. Biết lắng nghe
Nói ít và nghe người khác nói, đó là cách để bạn thu thập thông tin và tôn trọng người khác. Tỏ ý lắng nghe người khác bằng cách gật đầu, thỉnh thoảng nói những câu như "tôi hiểu", "vâng", "vậy à",... Bạn nên nhớ, ánh mắt vô cùng quan trọng. Nếu bạn thực hiện tất cả những hành động trên nhưng mắt lại nhìn đi chỗ khác thì sẽ gây hậu quả ngược, đối tác sẽ hiểu rằng bạn đang giả vờ lắng nghe thôi chứ thực ra bạn thấy câu chuyện của họ chán ngắt. Vì vậy, nếu bạn thực sự quan tâm đến họ, hãy chăm chú nhìn họ khi họ nói và thi thoảng có những câu bình luận thích hợp, thể hiện sự hiểu biết của mình.
6. Đặt người khác vào trung tâm của sự chú ý
Có lẽ điều quan trọng nhất khi muốn đánh dấu cho buổi "ra mắt" chính là tránh "lấn sân". Hãy đặt người khác vào trung tâm của sự chú ý. Sai lầm tồi tệ nhất mà bạn có thể mắc phải đó là đề cao mình hay coi trọng mình quá mức. Hãy tạm lánh mình sang một bên để tỏ ý tôn trọng đối tác.

KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

• Tạo dựng mối quan hệ tốt : Để mọi chuyện diễn ra tốt đẹp nhất thì điều quan trọng nhất chính là BẠN. Trong khi bạn tập trung vào bản thuyết trình của mình thì mọi người cũng chăm chú phán đoán xem bạn có phải là kiểu người mà họ có thể tin tưởng và cùng hợp tác được không. Do đó hãy thoải mái một chút và gây dựng các mối quan hệ cá nhân.
• Đề cập ngay đến những điểm quan trọng nhất của bài thuyết trình :
Ngay cả khi bạn không chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc thuyết trình trang trọng, thì cũng đừng đi lạc chủ đề Hãy xác định rõ những điểm quan trọng nhất và trình bày chúng. Bạn không hề muốn mình rời cuộc họp và chỉ trích bản thân rằng mình đã quên một điểm quan trọng có thể đem lại cơ hội cho mình chứ ?
• Chuẩn bị kĩ càng : Không chỉ chuẩn bị những gì bạn định trình bày mà bạn còn phải hiểu thính giả muốn gì nữa . Tri thức là sức mạnh !
• Chuẩn bị chương trình diễn thuyết POWERPOINT nổi tiếng : Đặc biệt đối với những buổi thuyết trình trang trọng thì tôi gợi ý bạn nên sử dụng chương trình này . Nó khiến bạn làm chủ mình và nhắc bạn đề cập đến những điểm quan trọng . Chuẩn bị chương trình POWERPOINT là một thói quen tốt để vạch rõ những điểm mà bạn muốn trình bày ngay cả khi bạn không hề kết thúc bản diễn thuyết bằng cách chỉ sử dụng mỗi chương trình đó.
• Thực hành : Không những bạn phải thực hành bài diễn thuyết của mình nhiều lần trước khi bạn trình bày nó trực tiếp mà ít nhất bạn cũng phải vạch ra các viễn cảnh có thể xảy ra . Hãy sử dụng những bài thuyết trình này như là cách để làm cho ngôn từ và khả năng trình bày của bạn sắc bén hơn.
• Đừng cho rằng các thính giả đã biết gì đó về bài diễn thuyết của bạn : Ngay cả khi bạn đã gửi cho mọi người bản thảo của bài thuyết trình , thì một điều hầu như có thể chắc chắn là hầu như họ chưa đọc nó hoặc là không hiểu rõ nó lắm . Tôi đã từng gửi cho một số khách hàng tiềm năng của mình bản copy những quyển sách của tôi nhưng một số người thậm chí đã rất ngạc nhiên khi tôi nói rằng tôi là tác giả!
• Chuẩn bị sẵn các câu trả lời : Trước khi bạn đi diễn thuyết hãy đặt ra càng nhiều câu hỏi có thể càng tốt và hãy chuẩn bị sẵn những câu trả lời ngắn gọn súc tích cho chúng . Bằng cách này bạn sẽ không bị bối rối và có thể trả lời “ Tôi rất vui khi ngài hỏi tôi vậy “ rồi trả lời những câu trả lời đã chuẩn bị sẵn của mình.
• Biết những câu hỏi nào mà bạn sẽ không trả lời : Có những vấn đề không nên đem ra thảo luận ngay trong cuộc họp dầu tiên hay những chỗ đông người . Bạn cần có những câu trả lời đánh lạc hướng những câu hỏi đó . Ví dụ như “ có thể là đó chưa phải là lúc thích hợp để bàn luận về những vấn đề chuyên môn “. Cũng nên chuẩn bị nhưng câu trả lời thích hợp như “ Có lẽ hơi sớm để bàn về vấn đề này bởi vì tôi cũng chưa hoàn toàn nắm rõ về dự án này”
• Đưa ra những dự định tiếp theo : đừng quên trình bày rõ ràng về những gì tiếp theo . Hoàn toàn có thể nói “ Vậy, bước tiếp theo là gì ?” . Đừng mong chờ thính giả sẽ đề xuất bước tiếp theo bởi vì có thể họ mong chờ bạn sẽ chỉ ra điều đó . Có thể bạn sẽ cần phải quyết định một thời hạn chót để cho kết thúc chương trình.
Một số phương pháp cho bài thuyết trình
Nếu bạn có tài liệu thì cũng không nên đọc từ đó ra. Thính giả sẽ không biết nên đọc theo bạn hay là nghe bạn đọc.
Đừng cho cả hai tay vào trong túi quá lâu, như thế trông bạn sẽ không chuyên nghiệp. Bạn có thể đút một tay vào trong túi nhưng phải đảm bảo sẽ không phát ra tiếng động gì tương tự như tiếng chìa khoá leng keng. Điều này sẽ làm phân tâm các thính giả đang theo giõi.
Đừng quay bút vì điều này trông giống như việc bạn đang vung gươm chiến đấu với một con rồng vậy. Chỉ dùng bút khi thật cần thiết và đặt bút xuống nếu không thính giả sẽ chú ý tới “thanh gươm” này thay vì chú ý tới bạn.
Đừng dựa vào bục diễn thuyết quá lâu, thính giả sẽ bắt đầu đoán xem khi nào thì bạn vấp ngã.
Hãy thuyết trình với thính giả chứ không phải là các thiết bị hỗ trợ hình ảnh hoặc là nhìn lên trần nhà. Cũng đừng đứng giữa các thiết bị hỗ trợ hình ảnh và khán giả.
Nói to, rõ ràng cho mọi người cùng nghe, đừng phát biểu với một giọng đều đều. Hãy lên giọng khi cần thiết để nhấn mạnh những điểm quan trọng.
Một điều bất lợi khi diễn thuyết đó là thính giả không thể biết khi nào có dấu chấm câu, điều này rất dễ gây hiểu lầm. Cách tốt nhất để khắc phục vấn đề này là tạm dừng khi cần thiết.
Sử dụng phông nền màu cho các hình minh hoạ và phim đèn chiếu (ví dụ như màu vàng) vì đèn sáng quá có thể làm chói mắt thính giả và rất dễ gây cảm giác mỏi mắt. Nếu hình minh hoạ của bạn trong suốt, bạn nên đặt một tờ giấy màu vàng ở dưới. Đối với phim máy đèn chiếu, hãy dùng một chiếc kẹp cao su cố định tờ giấy bóng kính màu với bề mặt kính.
Nhớ tên từng thính giả càng nhanh càng tốt. Để tạo không khí nên gọi thính giả bằng họ hoặc gọi là: quí bà, quí ông, quí cô...
Nói cho thính giả biết tên mà bạn muốn được gọi.
Chú ý lắng nghe ý kiến và nhận xét. Sử dụng phương pháp tư duy phiến diện (tiếp thu ý kiến có lợi hơn là bác bỏ) thính giả sẽ thấy ý tưởng, ý kiến, nhận xét của họ là rất có ích.
Khi thuyết trình bạn nên đi quanh phòng. Điều này sẽ tạo cảm giác thân thiện giữa bạn và thính giả.
Lên danh sách và thảo luận về những vấn đề chính ngay từ đầu bài thuyết trình để thính giả có thể đánh giá xem bài thuyết trình của bạn đáp ứng được yêu cầu của họ như thế nào. Thảo luận về một số vấn đề khó khăn mà cả họ và bạn cùng gặp phải. Cho họ biết những gì họ có thể hy vọng ở bạn và bạn sẽ hoàn tất công việc như thế nào.
Thay đổi các phương pháp (diễn thuyết, thảo luận, tranh luận, chiếu phim, sử dụng phim đèn chiếu, sách tham khảo...)
Chuẩn bị bài thuyết trình trước khi thính giả đến và là người ra về cuối cùng.
Chuẩn bị để có thể chuyển phương án mới trong trường hợp bài diễn thuyết của bạn gặp trục trặc. Cần phải tự tin vào những gì bạn đã chuẩn bị để gây được sự chú ý, quan tâm của thính gi, không phải chỉ là phác thảo bài thuyết trình mà cần xác định rõ cách thức tiến hành. Vận dụng kinh nghiệm và kiến thức để liên kết các vấn đề với nhau.
Đừng trình bày quá 7 chủ đề trong một trang hoặc bảy từ trong một dòng (quy tắc 77). Nên sử dụng các màu sáng rõ, hình minh hoạ cũng cần phải rõ ràng.
Cân nhắc thời gian thích hợp trong ngày và thời lượng buổi diễn thuyết, bởi yếu tố này cũng ảnh hưởng nhiều tới thính giả. Đối với các diễn giả chuyên nghiệp thời điểm sau bữa trưa được coi là thời điểm bất lợi nhất. Thính giả dường như muốn ngủ trưa hơn là nghe diễn thuyết.
Hầu hết mọi người đều thấy rằng dù họ đã chuẩn bị sẵn thì bài diễn thuyết vẫn dài hơn 25% so với dự định.Việc sử dụng các tập giấy lớn để trên bàn và các dụng cụ hỗ trợ hình ảnh cũng gây mất thời gian. Hãy nhớ rằng: kết thúc bài diễn thuyết sớm hơn dự định bao giờ cũng tốt hơn là việc vượt quá thời gian cho phép.
Một số phương pháp để vượt qua nỗi sợ hãi khi diễn thuyết trước đám đông
Nếu như có ai đó hỏi bạn danh sách những việc mà bạn sợ nhất trong cuộc sống , tôi dám nói rằng việc sợ đứng phát biểu trước công chúng sẽ đứng đầu tiên hay gần vị trí này nhất trong danh sách của bạn. Theo các số liệu thống kê, nỗi sợ này còn đứng trên cả nỗi lo sợ về rủi ro tài chính, sợ nhện và rắn. Theo từ điền thì “lo sợ” là: “cảm giác hoảng hốt hay khiếp sợ gây ra do nguy hiểm, bệnh tật hay các thảm hoạ”.
Lo sợ là cảm xúc tự nhiên mà tất cả chúng ta đã từng trải qua để cảnh báo bản thân trước những mối nguy hiểm. Nếu thiếu chúng, hầu như chác chắn rằng chúng ta không thể tồn tại được .Tuy nhiên lo lắng một cách vô lí lại là một cảm xúc mang tính tiêu cực và tự chuốc lấy thất bại cho bản thân vì nó sẽ ngăn cản chúng ta trong việc đạt đến tiềm năng tối đa của mình.
Để giảm thiểu tối đa nỗi lo lắng và giải quyết các khó khăn,việc quan trọng là phải xác định rõ nguyên nhân. Các khách hàng của tôi đã cho rằng những nỗi lo sợ chủ yếu của họ là:
1. Sợ gây ra sai lầm : Ai cũng có thể mắc sai lầm nhưng vấn đề quan trọng ở đây là bạn giải quyết sai lầm như thế nào. Nếu như đó chỉ là một sai lầm nhỏ, bạn hãy lờ nó đi và tiếp tục diễn thuyết.Thính giả sẽ không chú đến nó trừ khi bạn hiển nhiên thể hiện phản ứng với nó bằng lời nói. Nếu như đó là sai lầm mà bạn không thể cho qua được, cũng đừng xin lỗi.Hãy thừa nhận nó và nếu có thể, hãy nhìn nhận nó dưới khiá cạnh hài hước.Thính giả sẽ đánh giá cao việc bạn giải quyết nó một cách thoải mái.
2. Cảm thấy tẻ nhạt: Nếu bạn nghĩ là mình tẻ nhạt, bạn sẽ trở nên như vậy. Hãy nắm rõ và kĩ lưỡng chủ đề của bạn, phát biểu với sự nhiệt thành nhất. Hãy chân thành và chứng tỏ cho khán giả biết bạn đang rất hạnh phúc. Sử dụng các biến tố, cụm từ , trọng âm từ hay các đoạn tạm dừng để nhấn mạnh sác thái và tầm quan trọng của những gì bạn đang nói. Nếu bạn tỏ ra thú vị bạn sẽ không thấy mình tẻ nhạt.
3. Vô cảm hoặc hay quên: Tránh việc học thuộc lòng bài diễn thuyết. Nếu như bạn quá bồn chồn lo lắng, bạn sẽ hay quên. Việc ghi nhớ phần mở đầu của bài diễn thuyết sẽ giúp bạn ổn định và vượt qua sự hồi hộp trong những phút đầu. Đồng thời, việc ghi nhớ phần kết thúc sẽ khiến bạn có thể kết thúc cùng với tiếp xúc trực tiếp bằng mắt. Nếu như bạn có sử dụng các ghi chép, ghi chú hãy sử dụng các font chữ lớn với khoảng cách rộng để dễ đọc.Tránh việc lúc nào cũng dính chặt với bản thảo của bạn bằng cách thường xuyên có tiếp xúc mắt với thính giả bởi vì họ muốn nhìn thấy sự biểu lộ trong mắt cũng như trên khuôn mặt bạn.
4. Chuẩn bị bản thân kĩ lưỡng: Bạn càng nắm chắc chủ đề của mình bao nhiêu, bạn càng ít bị stress và kiểm soát nỗi lo sợ của mình dễ dàng bấy nhiêu. Sẽ rất khó để giao tiếp hiệu quả khi bạn đang lo sợ, hồi hộp hay stress. Hãy hình dung bạn đang diễn thuyết như một nhà chuyên nghiệp, gạt bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực và thay vào đó là những suy nghĩ tích cực.
5. Thực hành : Không có biện pháp thay thế nào khác ngoài việc thực hành, có thể nó không khiến bạn hoàn hảo hơn nhưng chắc chắn nó sẽ khiến bạn thư giãn và dễ chịu hơn. Sử dụng đài ghi âm hay camera để làm quen với giọng nói, phong cách và ngôn ngữ cơ thể của mình hơn. Mời bạn bè, gia đình lắng nghe thử cho bạn và hỏi họ lời nhận xét cũng như các lời khuyên.
6. Thư giãn và luôn là chính bạn: Trứơc khi bắt đầu diễn thuyết, việc hít sâu vài lần sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Trao đổi với thính giả chứ không phải một mình bạn nói. Hãy sôi nổi trong việc phát biểu và sử dụng văn phong đàm thoại thoải mái để thể hiện tính cách của bạn. Cũng đừng quá lo ngại khi có một số thời điểm mọi thứ rơi vào im lặng.
7. Sử dụng khiếu hài hước : Hài hước ngay từ lúc mở đầu sẽ khiến bạn thoải mái và khiến thính giả đựơc khởi động. Bất cứ lúc nào có thể, hãy làm phong phú bài diễn thuyết của bạn bằng cách kể những câu chuyện hay sự kiện hài hước thích hợp nhay cả khi đề tài của bạn cực kì nghiêm túc. Điều này sẽ thiết lập nên một mối liên hệ với thính giả.
Nỗi lo sợ có thể sẽ khiến bạn lo lắng nhưng lo lắng không khiến bạn sợ hãi được. Mặc dù nỗi lo sợ rất khó thay đổi nhưng khi lo lắng được chuyển thành năng lượng thì nó có thể là một sức mạnh tích cực mang đến sự nhiệt tình và sinh khí cho bài diễn văn của bạn. Tất cả mọi người đều có thể dựa vào năng lượng sinh ra do lo lắng của mình để tăng cường hoạt động của họ và bạn cũng có thể làm như vậy. Hãy điều khiển nỗi sợ hãi của bạn chứ đừng để chúng điều khiển bạn.
Mục tiêu của bạn là cảm thấy thoải mái khi diễn thuyết trứơc đám đông, hãy tận dụng mọi cơ hội để trình bày trước đám đông nhiều nhất có thể bởi vì nó không hề đáng sợ như bạn nghĩ thậm chí trái lại nó còn rất thú vị !
Để trình bày ngắn gọn, súc tích
1. Đừng nên sa đà vào những chi tiết không thật cần thiết. "Tôi đã đến đó vào thứ 5, cũng có thể là thứ 4, à mà chắc là thứ 5 thì phải...". Không ai quan tâm chính xác bạn đến đó vào ngày thứ mấy, vì thế hãy bỏ qua những tiểu tiết như thế.
2. Đừng lặp lại những ý tưởng hay phần nội dung đã trình bày, trừ khi người đối diện không nghe kịp hay ra hiệu cho biết là không hiểu. Chỉ nên trình bày một lần và tiếp tục với những phần khác.
3. Quyết định sử dụng nếu đó là ý tưởng mới xuất hiện trong lúc thảo luận, nếu không thì đừng nên dùng. Thật lãng phí thời gian nếu bạn lặp lại ý tưởng mà chỉ thay đổi chút ít trong cách thể hiện.
4. Loại bỏ bớt những từ dư thừa. Cố gắng trình bày càng ngắn gọn, súc tích càng tốt và chuyển tải chính xác những điều bạn muốn thể hiện.
5. Nói với tốc độ vừa phải để người nghe dễ tiếp thu. Tránh nói quá chậm, kéo dài lê thê khiến người nghe trở nên mệt mỏi, chán nản và có thể kết thúc câu chuyện của bạn khi dễ dàng đoán được những gì bạn sắp trình bày tiếp theo.
6. Không nên pha trò khi chỉ có bạn nghĩ là nó buồn cười. Có thể bạn cho rằng những câu nói đùa sẽ gây ấn tượng nhưng những người xung quanh lại nghĩ bạn đang phí thời gian cho những trò đùa dai.
7. Loại bỏ những từ hay cụm từ vô nghĩa như: "ừ", "ờ", "bạn biết không"... Đừng nên lấp những từ đó vào các khoảng dừng trong khi trình bày.
8. Trong cuộc thảo luận nhóm, hãy đưa ra những câu hỏi không chỉ liên quan đến cá nhân bạn mà còn liên quan đến nhiều ngươì khác. Đừng đề cập những thông tin không dính dáng gì tới số đông; nếu có thắc mắc riêng thì để dành trao đổi sau đó.

LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN

Phạm Minh Thuận & Nguyễn Thị Diệu Linh
Đã bao giờ bạn nhận được một bản ghi nhớ (memo) và cảm thấy rằng người gởi chẳng hề quan tâm đến việc bạn có hiểu được memo ấy viết gì? Có lẽ bạn cũng từng thuyết giảng một số bài thuyết trình mà kết quả nhận được là sự dửng dưng của khán giả. Xem xét lại vấn đề, có lẽ bạn đã truyền đạt thông tin và nhận ra rằng bạn thực sự không có cách thức đánh giá thái độ cũng như xem xét các nhu cầu của khán giả.
Đây thực sự là điều gây khó chịu nhất. Thậm chí tệ hơn nữa là những kết cục như vậy thường làm nảy những ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí nó có thể mang lại kết cục ngược hẳn lại với mong muốn ban đầu của bạn.
Dù bạn chỉ truyền đạt các thông tin hàng ngày hay các thông tin quan trọng hơn về các thay đổi trong công ty, thì các giao tiếp thành công nhất vẫn thường bắt đầu từ một kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng.
Bước đầu tiên là hãy đặt mình vào vị trí của khán giả (đối tượng tiếp nhận thông tin). Xác định thông tin họ mà cần biết, cần nghe, phương pháp truyền đạt? Các yếu tố khiến họ dửng dưng? Và làm thế nào để biết là họ đã tiếp nhận được thông tin mà bạn đã truyền đạt (qua các bài kiểm tra).
Do đó, có các kỹ năng giao tiếp tốt đôi khi quan trọng hơn việc chuẩn bị tốt một bản ghi nhớ hoặc bài thuyết trình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin nêu ra các bước căn bản giúp bạn chuẩn bị tốt kế hoạch truyền đạt thông tin theo hướng đối tượng người nghe..

CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN ĐẠT THÔNG TIN
Hiểu biết các mục tiêu của bạn
Bước 1. Hiểu rõ các mục tiêu truyền đạt thông tin tổng quát: Mục tiêu mà bạn muốn đạt đến là gì, khi nào và tại sao muốn đạt được mục tiêu đó? Hãy ghi lại các mục tiêu truyền đạt thông tin tổng quát trong kế hoạch của mình.
Hình 1: Mẫu lập kế hoạch truyền đạt thông tin
Kế hoạch truyền đạt thông tin hướng đối tượng
Các mục tiêu truyền đạt thông tin tổng thể:
Đối tượng tiếp nhận thông tin
Mục đích truyền đạt thông tin
Thông tin
Phương thức truyền đạt thông tin
Thời điểm truyền đạt thông tin












Hiểu biết về đối tượng tiếp nhận thông tin
Bước 2. Đây là thời điểm để bạn xác định và liệt kê các đối tượng tiếp nhận thông tin (Tại thời điểm ban đầu, việc thực hiện bước này tương đối khó đối với mọi kế hoạch truyền đạt thông tin, ngoại trừ các kế hoạch đơn giản. Để thực hiện thành công bước này, bạn nên sử dụng kỹ năng phân tích đối tượng người nghe (ví dụ như thông tin bạn muốn truyền đạt chỉ dành cho kế toán trưởng hoặc giám đốc, các đối tượng khác là không phù hợp). Điều này đặc biệt hữu dụng khi xác địch đối tượng hướng đến của hoạt động giao tiếp và lý do giao tiếp).
Ví dụ: Nhóm đối tượng tiếp nhận thông tin
Cứ coi “đối tượng tiếp nhận thông tin” là một tập hợp những người mà bạn cần tiếp xúc. Bất kỳ người nào cũng có thể là một thành viên của các nhóm đối tượng này. Lấy ví dụ, xem xét một kế hoạch giao tiếp dự kiến có 4 nhóm đối tượng giao tiếp:
+ Nhóm làm việc tại Hà Nội
+ Nhóm làm việc tại TP. HCM
+ Nhóm đảm nhận các dịch vụ khách hàng
+ Nhóm cán bộ quản lý nhân sự
Nam là cán bộ quản lý nhân sự làm việc tại Hà Nội do đó Nam là một thành viên của hai nhóm đối tượng, trong khi đó Châu là lãnh đạo nhóm phụ trách dịch vụ khách hàng tại TP.HCM. Cùng lúc, Minh là chuyên viên tư vấn công nghệ thông tin tại TP.HCM, là thành viên của duy nhất một nhóm “Nhóm làm việc tại TP.HCM”.
Bước 3. Ở bước này, bạn cần xem xét lại các mục tiêu truyền đạt và xác định rõ các mục tiêu cụ thể cho từng nhóm đối tượng giao tiếp. Một phương pháp rất hay để tiến hành thực hiện bước này là xem xét các nhu cầu của từng đối tượng - họ cần và muốn biết thông tin gì? Liệt kê tất cả các mục tiêu có thể cho mỗi nhóm đối tượng trong kế hoạch của bạn.
Lập kế hoạch truyền đạt và kênh truyền đạt thông tin
Một khi đã xác định rõ mục tiêu và có một sự hiểu biết toàn diện về đối tượng người nghe thì đó là thời gian thích hợp để bạn lên kế hoạch turyền đạt thông tin – điều này có nghĩa là những thông điệp được truyền đạt phải đáp ứng mục tiêu, đúng thời điểm và có cách thức truyền đạt hợp lý.
Bước 4: Trước khi bắt đầu lập kế hoạch chi tiết, bạn hãy xác định kênh thông tin mà bạn sẽ sử dụng để truyền đạt.
Suy nghĩ thật bao quát và sáng tạo! Bạn có thể sử dụng nhiều kênh thông tin để truyền đạt trong công ty của mình, sau đây là một số kênh thông tin mà bạn có thể tham khảo:



Email
Chỉ thị CEO
Tổ chức sự kiện
Bản tin
Áp phích
Họp nhóm
Họp từ xa
Họp nhanh vào giờ trưa
Mạng nội bộ (lotus note)
Bảng thông báo
Bản tin nội bộ

Lời khuyên: Nên sử dụng các kênh thông tin hiện có
Công ty nên sử dụng các kênh thông tin hiện có, như là bản tin nội bộ, mạng nội bộ (email, lotus note) và các cuộc họp nhóm. Sử dụng những kênh thông tin sẵn có với những thông tin thích hợp và đúng thời điểm là một cách tiếp cận đối tượng hiệu quả.
Bước 5: Lập kế hoạch truyền đạt thông tin cho mỗi nhóm đối tượng, bắt đầu bằng việc nghĩ về một nhóm đối tượng rộng trước. Ví dụ, nhóm đối tượng rộng có thể là “Tất cả những người đang làm việc ở Văn phòng Hà Nội” và “Tất cả nhân viên tại văn phòng TP.HCM”
Sau đó bạn hãy xem xét lần lượt mỗi đối tượng, bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
·     Điều gì mà đối tượng cần và muốn biết?
·     Thời điểm nào hợp lý để truyền đạt thông tin?
·     Kênh thông tin nào là phổ biến được ưa chuộng để tiếp cận đối tượng?
·     Đối với những thông tin mà đối tượng đã được xác định rõ ràng thì phương pháp truyền đạt nào là hiệu quả nhất?
Một số thông tin có thể được yêu cầu để đáp ứng những mục tiêu riêng của đối tượng. Hãy chắc chắn rằng thông tin của bạn đáp ứng “hơn cả mục tiêu mong đợi” của đối tượng
Lời khuyên:
Trước khi xem xét mục này chúng ta hãy so sánh công việc lập kế hoạch truyền đạt thông tin với công việc Marketing. Có người trong lĩnh vực marketing đã phát biểu rằng: “thông tin về sản phẩm của bạn phải hiện diện trong tâm trí khách hàng khoảng 7 lần trước khi họ quyết định mua.” Trong khi điều này rõ ràng là bạn cần phải phát đi nhiều lần thông tin của bạn trước khi nó ăn sâu vào tâm trí của họ.
Mặt khác, giống như bạn lập kế hoạch cho mỗi đối tượng, cũng nên nhớ là những thành viên của mỗi đối tượng này có thể sẽ là một phần của đối tượng khác, hãy cố gắng lập kế hoạch truyền đạt để mỗi cá nhân đều nhận đúng và không bị dư thừa thông tin (hay tệ hại hơn là bị nhầm lẫn) với những thông tin khác mà họ nhận được.

Giám sát hiệu quả
Bước 6: Thu thập các phản hồi từ những lần truyền đạt mà bạn đã lên kế hoạch và thực hiện. Thăm dò những người trong những nhóm đối tượng khác nhau về những hoạt động bạn thực hiện. Kiểm tra xem họ có nắm bắt được thông tin mà bạn muốn họ tiếp nhận hay không. Nhận các phản hồi đúng lúc, bạn có thể điều chỉnh cho các lần sau nhằm đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của đối tượng hoặc thu hẹp sự khác biệt giữa các đối tượng.
Ví dụ: Nếu đưa ra một ví dụ đầy đủ ở đây thì nó có thể mất khá nhiều thời gian …. Và sau đây là một ví dụ có thể giúp cho bạn thực hiện việc hiểu rõ hơn cách thức lập một kế hoạch truyền đạt thông tin.
Hãy xem xét kế hoạch truyền đạt thông tin việc thực hiện áp dụng hệ thống khóa an toàn mới trong văn phòng của bạn. Mục tiêu chung là “đảm bảo việc chuyển từ hệ thống khóa an toàn hiện tại sang hệ thống mới được nhịp nhàng”
Ai là đối tượng cần truyền đạt và thông tin nào mà họ cần? Việc xem xét trước tiên là đối tượng ảnh hưởng “Tất cả nhân viên trong văn phòng”. Mọi người cần biết lịch thay đổi, điều gì được mong đợi và khi nào diễn ra.
Chú ý trong lập kế hoạch truyền đạt thông tin
Nếu mỗi người ở mỗi khu vực cần nhận những hướng dẫn khác nhau về cách sử dụng khóa như thế nào và các vấn đề khác, mỗi khu vực cần được lập danh sách như là một đối tượng riêng (“Nhân viên ở khu vực A sử dụng thẻ từ để vào văn phòng, nhân viên ở khu vực B sử dụng mã số để vào nhà kho …), chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn này như thế nào? Những nhóm đối tượng đặc biệt hơn có nhu cầu được cung cấp thông tin cụ thể về việc quản lý hệ thống mới như thế nào?...
Bây giờ hãy xem xét từng thông tin cụ thể cho mỗi nhóm đối tượng. Cũng giống như thông báo tất cả nhân viên các thông tin về hệ thống khóa mới. “Nhân viên ở khu vực A” phải biết được nơi nào ở khu vực A đặt khóa từ và được phép vào văn phòng từ mấy giờ đến mấy giờ, cách sử dụng thẻ từ như thế nào?, bảo quản ra sao? … Thông tin này phải được truyền đạt vài ngày trước đó và được nhắc nhở để họ có thể sẵn sàng sử dụng hệ thống khóa mới này.

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công?

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công? 4 điều rút ra từ bộ phim Tâ...