Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

Lịch Sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo 
và Ngày Nhà giáo Việt Nam



Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo
 Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam
Chính vì thế theo đề nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung Quyết định có những điều khoản như sau:

Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam
Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động của nhà trường và của 
địa phương.
Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh tươi./.

Chúc Mừng ngày 20 tháng 11


Ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày "tôn sư trọng đạo" nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.
Lịch sử
Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants - FISE).
Nǎm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nền giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo.
Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953 (hội nghị có 57 nước tham dự), đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Warszawa, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam. Những nǎm sau đó, ngày lễ này được còn tổ chức tại nhiều vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng nǎm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong các vùng khác, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ của những giáo viên kháng chiến.
Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".
Nội dung quyết định số 167-HĐBT
Điều 1: Từ nay hàng nǎm sẽ lấy ngày 20-11 là ngày nhà giáo Việt Nam.
Điều 2: Để ngày 20-11 có ý nghĩa thiết thực hàng nǎm từ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và nǎng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình.
Điều 3: Việc tổ chức ngày 22-11 hàng nǎm do Ủy ban Nhân dân và Hội đồng Nhân dân các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thǎm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Điều 4: Trong ngày 20-11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Tham khảo chứng chỉ ngoại ngữ Châu Âu


Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu Âu
A0 - A1: Có thể hiểu được những chỉ dẫn đơn giản hoặc tham gia vào những trao đổi ngắn về các chủ đề có thể đoán được.
A2: Có thể diễn đạt đơn giản các quan điểm hoặc những yêu cầu trong tình huống quen thuộc; Hiểu được những thông tin đơn giản trên sản phẩm, biển báo, sách giáo khoa hoặc những loại báo cáo về các chủ đề quen thuộc; Điền các mẫu đơn và viết các bức thư ngắn hoặc bưu thiếp liên quan đến thông tin cá nhân.
B1: Có thể diễn đạt hạn chế quan điểm trong những vấn đề văn hóa, trừu tượng hoặc đưa ra lời khuyên trong những vấn đề quen thuộc, hiểu được những thông báo, chỉ dẫn cộng đồng; Đọc hiểu các bài báo, thông tin hằng ngày, hiểu được ý chính của các văn bản trong lĩnh vực quen thuộc; Viết thư hoặc ghi chú ý chính những vấn đề quen thuộc hoặc những chủ đề có thể đoán trước.
B2: Có thể hiểu, trình bày về một chủ đề quen thuộc hoặc giao tiếp ở khá nhiều lĩnh vực khác nhau; Tìm kiếm những thông tin trong văn bản, hiểu được những chỉ dẫn và các lời khuyên chi tiết; Ghi chú những ý chính khi người khác đang phát biểu hoặc viết thư yêu cầu về những chủ đề thông thường.
C1: Có thể đóng góp hiệu quả vào các cuộc họp hoặc hội thảo hoặc thực hiện những cuộc hội thoại trong giao tiếp hằng ngày tương đối lưu loát, hiểu được những thành ngữ trừu tượng; Đọc nhanh để theo học các khóa học thuật, đọc và hiểu được các bài báo, thư từ thông thường; Soạn thảo thư từ chuyên nghiệp, ghi chép khá chính xác trong các cuộc họp hoặc viết bài luận văn...

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

Nhúng đũa vào bát canh chung: thói quen xấu xí


Cứ nghĩ tới chuyện ai đó thò đũa vào khoáng nồi canh chung, phát ói.
Tôi đã dùng tay ngăn anh bạn làm chuyện này, vì vậy anh ta đã mắng tôi một trận.
Chao ôi, văn hóa hay phong tục của họ sao mà gớm giếc vậy. Thế mà nhiều người hiện vẫn đang làm thế 
với nồi canh, bát chấm chung. Ọe, ọe
Sorry anh bạn quê ..., sống ở ...  vì tôi nhờ bài viết trên báo mà nhắc chuyện này ra đây.
Ngày nay ở Việt Nam mình có ai còn sử dụng chung bàn chải răng với người khác nhỉ?

Tuy nhiên các bạn có biết là ngày xưa, ở nhiều nước phương tây, mỗi nhà chỉ có một bàn chải răng dùng chung cho tất cả mọi người trong gia đình!

Nếu khi đó ai đó nói họ như thế là mất vệ sinh, chắc họ cũng đã làm ầm lên rằng đó là nét văn hoá, rằng mọi người đều làm như vậy mà đâu có ai chết đâu, rằng mỗi người một cái chải răng riêng thì còn gì là tình cảm gia đình, rằng làm như vậy để thể hiện sự gần gũi, rằng mỗi người một cái thì bày vẽ tốn kém quá....

Rồi điều kiện kinh tế cũa họ được cải thiện, họ bắt đầu chuyển sang việc mỗi người sử dụng một cái chải răng. Và ngày nay nếu bạn bảo dùng chung thì chắc ai trong số họ cũng nói như vậy quá mất vệ sinh, thậm chí chạy mất dép!
Trở lại chuyện ăn uống chung của người Việt Nam, nó đúng là có từ rất lâu đời và nó đúng là tạo thêm sự gần gũi giữa những người ngồi chung mâm với nhau.
Và thật ra nếu muốn chúng ta vẫn có thể giữ được nét văn hoá và sự gần gũi đó đồng thời vẫn đảm bảo vệ sinh mà không tốn kém thêm gì mấy.
Chẳng hạn đơn giản là một đôi đũa, một cái thìa chung cho nồi lẩu và mọi người dùng nó cho việc lấy thức ăn vào bát của mình chứ không dùng đũa riêng để lấy.
Một cái thìa cho bát nước chấm và mọi người lấy thức ăn vào bát của mình xong sẽ dùng thìa để rưới nước chấm lên.
Một vài đôi đũa hay cái thìa dùng chung như thế không tốn kém hay rửa ráy thêm bao nhiêu, nhưng ngoài việc đảm bảo vệ sinh, chúng còn tăng thêm sự gần gũi ấy chứ, vì mọi người có cơ hội thể hiện sự nhường nhịn cho nhau: người trước nhường người sau... và mọi người lấy thức ăn, nước chấm có trật tự văn minh hơn. Nó cũng tương tự như văn hoá xếp hàng theo đúng nghĩa đen của nó.
Chuyện nhúng đũa riêng của mình vào nồi lẩu, tô thức ăn chung, chấm một bát nước chấm hay thậm sau khi đã cắn vào miếng thức ăn rồi nhưng vẫn chấm tiếp vào bát nước chấm chung là mất vệ sinh.
Chúng ta phải thẳng thắn nhìn nhận điều đó để tìm cách khắc phục hay cải thiện nó thay vì tìm cách bao biện lớn tiếng, hy vọng nói át đi những vấn đề có tính xây dựng.
Bạn vẫn không thấy thuyết phục rằng đó là mất vệ sinh? Hãy hình dung thế này: trong cơ quan bạn tổ chức cuộc thi xem ai dùng miệng gõ bàn phím nhanh nhất, cách gõ: ngậm trong một cái thìa trong miệng và dùng cái đuôi thìa để gõ. Cả cơ quan chỉ có một cái thìa dùng chung cho cuộc thi, người này thi xong chuyền cho người kia thi tiếp, không lau, rửa cái thìa chung đó. Bạn sẽ tham gia?
Gần như chắc chắn là không, đúng không? Vì bạn sẽ nghĩ ngay: tôi phải ngậm cái thìa dính đầy nước bọt của những người thi trước tôi à? Mất vệ sinh quá! Lỡ những người đó có bệnh gì rồi vi trùng trong nước bọt trên cái thìa đó lây cho tôi thì sao?
Khi mọi người nhúng đôi đũa riêng của họ vào bát canh, thì cũng giống trường hợp cái muỗng tôi đã kể ở trên thôi, thế thì sao chúng ta lại vô tư chấp nhận ăn bát canh như vậy?
Bạn có thể sẽ hỏi: vậy nếu tôi và vợ chồng hay người yêu hôn môi, hôn gì gì khác thì sao? Vâng, cái đó xét theo tiêu chuẩn vệ sinh thì cũng được xem là mất vệ sinh.
Nhưng chúng ta có thể vui vẻ chấp nhận nó vì nó chỉ gói gọn trong phạm vi hai người, và vì lợi ích về mặt tinh thần của chuyện hôn lớn hơn nhiều tác hại!
Trong các bữa tiệc, việc nhúng đũa riêng vào phần ăn chung không phải là chuyện gì lớn lắm, không phải lúc nào cũng lây bệnh. Nhưng nếu chúng ta có thể thay đổi, để việc ăn uống trở nên vệ sinh hơn, ít bị lây bệnh hơn, và việc đó cũng không tốn kém thêm bao nhiêu thì tại sao chúng ta không cố gắng làm?
Trừ những cái chắc chắn làm chết người ngay lập tức, còn lại những cái gì thuộc về thói quen mọi người đều thấy khó thay đổi. Nhưng nếu mỗi người chúng ta cùng nhận thấy mặt không tốt, quyết tâm khắc phục thì chúng ta sẽ làm được.
Nếu không thay đổi được mọi người xung quanh ngay lập tức, hãy thay đổi chính bản thân mình và hãy giáo dục trẻ con trong nhà từ khi các cháu còn nhỏ. Bởi khi đã hình thành thói quen, rất khó từ bỏ.
                                        Hong Nguyen

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

Bình Bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân


Bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít người giật mình trước những suy nghĩ quá đỗi sâu sắc của một cô bé 16 tuổi.
Đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) từ bài thơ " Đường tắt" của Đặng Chân Nhân:
Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào.
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn
Và nó luôn là con đường sai.
Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với nhưng ý nghĩ vô học
Liệu chúng có thể tồn tại?

Đặng Chân Nhân
(Sinh năm 1993)

Bài làm
Có một sự thật luôn tồn tại mà ai cũng biết: rằng nhiều kẻ bằng "ô dù", bằng nịnh nọt, bằng cách này hay cách khác mà trèo lên được chức vụ cao, làm ông to bà lớn, ung dung hưởng kết quả mà lẽ ra phải đánh đổi bằng rất nhiều cố gắng nỗ lực. Ai cũng biết và ai cũng bức xúc. Ai cũng bức xúc nhưng không ai dám nói to. Không ai dám nói to nhưng người ta thì thầm "ông ấy... bà nọ..." và ai cũng tặc lưỡi "biết rồi". Nói như Đặng Chân Nhân là ta đã quen nhìn nhiều người đi "Đường tắt"
"Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào"
Mở đầu bài thơ "Đường tắt", Đặng Chân Nhân mở ra trước mắt ta hai con đường với hai viễn cảnh hoàn toàn trái ngược dù nó cũng dẫn tới một đích. Con đường dài là biểu tượng cho hành trình gian khó, phải trải qua bao gian nan thử thách mới có thể gặt hái được thành công. Còn con đường ngắn - đường tắt lại là ẩn dụ cho một hành trình ngắn hơn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng thành quả. Đặng Chân Nhân đã xây dựng một tương quan hoàn toàn đối lập: một bên dài - một bên ngắn; một bên đầy bão tố thử thách - một bên "không có chướng ngại vật nào" và "không tốn thời gian". Đánh vào tâm lí sợ khổ, sợ cực của con người, việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn.
Nhưng, cái gì cũng có giá của nó!
Lửa thử vàng, phải trải qua khó khăn con người mới có thể trở nên cứng cáp, phát huy hết năng lực bản thân, thậm chí bộc lộ những năng lực tiềm ẩn. Ta có thể sẽ vấp ngã rất đau nhưng giá trị là những bài học thu về. Đi trên con đường dài, vất vả song sẽ giúp ta ngày một trưởng thành hơn. Ta có quyền tự hào vì những gì tự mình gây dựng lấy. Niềm vui, niềm hạnh phúc khi đạt được thành quả cũng trở nên trọn vẹn.
Và như thế có nghĩa là, khi chọn đi con đường tắt, người ta đã bỏ qua tất cả những điều tuyệt vời đó
" Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn”
Tôi nghĩ, thứ mất đi có lẽ không chỉ có chừng ấy. Đường tắt dễ đi nhưng lệ phí để đi con đường ấy thực không nhỏ chút nào. Muốn đi đường tắt, người ta phải dùng không biết bao nhiêu là thủ đoạn, hoặc là khom gối mà xin, hoặc là cướp trắng trợn thứ đáng lẽ thuộc về người khác. Hay nói đúng hơn, họ phải bán rẻ nhân cách, bán rẻ những giá trị người của chính mình. Kẻ dám bán có hai loại: kẻ trộm và kẻ lừa dối. Bán đi rồi thì còn lại những gì
"Kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với nhưng ý nghĩ vô học"
Đúng là đi đường tắt thì cái gì cũng dễ. Đi dễ, thành công dễ và mất cũng dễ. Mà đã mất là mất hết. Vì không có năng lực thực sự thì không khả năng giải quyết các yêu cầu công việc ở vị trí đó. Họ lúc nào cũng sống trong lo sợ sẽ có người hạ bệ mình, lúc nào cũng bất an, lúc nào cũng phải tìm cách lấp liếm sự kém cỏi. Nhưng, dù sớm hay muộn, họ chắc chắc cũng sẽ bị lật tẩy.
Câu hỏi cuối bài thơ vang lên đầy day dứt: "Liệu chúng có thể tồn tại?". Đây có thể cũng là một lời nhắc nhở, một lời cảnh báo. Đặng Chân Nhân khẳng định đường tắt "luôn là con đường sai". Nó chỉ đem đến thành công trước mắt mà không thể duy trì lâu dài, hơn nữa cái giá phải trả cho nó là quá lớn. Không chỉ với một người mà với cả cộng đồng, với cả kẻ đi dường tắt và người lựa chọn đường dài. Vì thành công bằng lối tắt là không công bằng với những người đã và đang nỗ lực bằng tất cả khả năng của mình. Nó sẽ khiến những người có năng lực thực sự mất niềm tin, hao mòn ý chí phấn đấu và nhiệt huyết cống hiến cho xã hội. Không dừng lại ở đấy. Hậu quả của nó còn khủng khiếp hơn rất nhiều.
Hãy là một phép nhẩm đơn giản. Rằng những người đi đường tắt thì thường ngồi lên chức vị cao. Ngồi ở chức vị cao thì đưa ra những quyết sách quan trọng. Nhưng vì không có năng lực nên quyết sách quan trọng hay bị sai lầm. Một quyết sách sai lầm thì hậu quả nặng nề của nó cả cộng đồng phải gánh chịu. Hơn nữa những kẻ đi đường tắt sẽ khiến cả xã hội mất cân bằng ghê gớm. Chính vì đi đường tắt, không có năng lực thực sự, nên những kẻ ấy luôn cố gắng tìm cách che đậy sự kém cỏi của mình. Nhu cầu ấy sẽ kéo theo một loạt tệ nạn khác trong xã hội: mua quan bán chức, mua bằng, thi hộ... Những cái giả cứ thế lên ngôi, các giá trị cũng bị làm giả một cách trắng trợn. Niềm tin cũng theo đấy đổ vỡ. Xã hội bị gặm rỗng từ bên trong.
Ta phải nhìn thằng vào sự thật: rằng ngày càng có nhiều người muốn đi đường tắt. Từ cậu học trò không học nhưng muốn thi đỗ nên giờ bài quay cóp cho đến ông bộ trưởng nào đấy với cái bằng trị giá nghìn đô. Nó không ở một cá nhân mà đang lây lan trong cộng đồng như một thứ bệnh dịch. Gần đây người ta xôn xao vì clip ghi hình giám thị đáp bài cho thí sinh, thí sinh ngang nhiên giở tài liệu chép trong kì thi tốt nghiệp THPT. Nó trắng trợn quá. Và sự trắng trợn ấy đã diễn ra từ rất lâu rồi. Vì sao? Vì ai cũng muốn đi đường tắt. Đường tắt đã nhân bản muôn hình vạn trạng trong cuộc sống.
Không phải tự dưng mà những kẻ đi đường tắt có thể tồn tại. Không có người dung túng mở đường thì liệu những kẻ đó có thể đi được? Và, chúng còn được tiếp sức bởi chính cộng đồng. Vì chúng ta thích những thứ hào nhoáng, thực dụng, muốn nhanh chóng hưởng lợi mà không muốn sự hy sinh, cống hiến, không muốn bỏ trí, lực nhưng lại ham danh lợi. Tâm lí ấy dường như đã ăn sâu vào con người chúng ta.    
Hãy thay đổi.
Vì dẫu biết những kể đi đường tắt sớm muộn cũng bị lật tẩy, bị thay thế nhưng cho đến lúc ấy thì không biết đã kịp gây ra bao nhiêu hậu quả. Có thể khắc phục nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian mà không thể phục hồi nguyên trạng ban đầu. Cùng giống như xây nhà vậy hãy xây cẩn thận ngay từ đâu còn hơn xây rối và sau này phải hì hục sửa chữa, chắp vá.
Bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít người giật mình trước những suy nghĩ quá đỗi sâu sắc của một cậu bé 15 tuổi. Bởi nó đã vạch ra, phân định rõ ràng cho ta thấy bản chất đúng - sai giữa hai con đường, hai sự lựa chọn, giữa sống giả và sống thật.
Và bạn, bạn sẽ chọn con đường nào?
Hoàng Quỳnh Phương
(Lớp 11 Văn, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi - đường Ngô Quyền - thành phố Hải Dương - tỉnh Hải Dương)


Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

HAI MƯƠI NĂM SAU CUỘC HÔN NHÂN


Câu chuyện hai mươi năm trước của đôi tình nhân.
Sau lời cầu hôn, chàng trai được người con gái đồng ý, chàng vui mừng khôn xiết. Sau đây là cuộc nói chuyện của họ.
Chàng: Em ơi, cuối cùng thì ngày ấy cũng đến rồi. Anh chờ mong đã quá lâu !
Nàng: Anh có muốn em ra đi không ?
Chàng: Không, không ! Em đừng có nghĩ đến chuyện vớ vẩn như thế!
 Nàng: Thế anh có yêu em không ?
Chàng: Dĩ nhiên rồi, cả ngàn lần cũng không đủ.
Nàng: Thế anh có bao giờ lừa dối em không ?
Chàng: Không. Sao em lại hỏi những câu ngớ ngẩn như thế!
Nàng: Vậy anh có muốn hôn em không ?
Chàng: Có chứ. Bất cứ khi nào có cơ hội.
Nàng: Anh có đánh em không ?
Chàng: Em điên sao? Anh đâu có phải loại người đó.
Nàng: Thế em có thể tin tưởng nơi anh được chứ?
Chàng: Ừ.
Nàng: Anh yêu !

Hai mươi năm sau. Cũng bằng đấy câu chữ y chang của cuộc nói chuyện, chỉ khác là chúng đảo ngược từ dưới lên.
Nàng: Anh yêu !
Chàng: Ừ.
Nàng: Em có thể tin tưởng nơi anh được chứ?
Chàng: Em điên sao? Anh đâu có phải loại người đó.
Nàng: Anh có đánh em không ?
Chàng: Có chứ. Bất cứ khi nào có cơ hội.
Nàng: Vậy anh có muốn hôn em không ?
Chàng: Không. Sao em lại hỏi những câu ngớ ngẩn như thế!
Nàng: Thế anh có bao giờ lừa dối em không ?
Chàng: Dĩ nhiên rồi, cả ngàn lần cũng không đủ.
Nàng: Thế anh có yêu em không ?
Chàng: Không, không ! Em đừng có nghĩ đến chuyện vớ vẩn như thế!
Nàng: Anh có muốn em ra đi không ?
Chàng: Em ơi, cuối cùng thì ngày ấy cũng đến rồi. Anh chờ mong đã quá lâu !

Đoạn này do hai MC nổi tiếng là Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên trong Paris Bynight  đã diễn xuất cực đạt. Họ khuyên rằng, đừng bao gờ ghi âm lại những gì chúng ta đã nói, kẻo nêu phát ngược lại sẽ hối không kịp.


Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công?

Tại sao Đường Tăng vô dụng lại trở thành người lãnh đạo, còn Tôn Ngộ Không tài phép thì lại là kẻ làm công? 4 điều rút ra từ bộ phim Tâ...